M2M và ứng dụng trong kinh tế thời hiện đại

M2M là một phương thức mới tích hợp hoạt động của nhiều máy lớn ở quy mô lớn, được dự báo sẽ là lĩnh vực phát triển lợi nhuận chủ chốt trong những năm tới.

Steve Fazol, nhà sáng lập hãng nPhase, một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực M2M cho biết: “Giải pháp M2M mở ra các cơ hội mới cho các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chủ chốt để cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế thông tin. Làn sóng chấp nhận đã bắt đầu lan nhanh, tạo lập thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn nhiều và thực sự tác động đến tất cả các ngành công nghiệp”.

M2M có gì khác biệt?

Theo FocalPoint, kỷ nguyên M2M sẽ khác nhiều so với kỷ nguyên của máy tính cá nhân và các thiết bị thông tin. Trọng tâm ở đây là làm cho mọi người làm việc với hiệu suất cao hơn ở công sở và ngoài thực địa. Công nghệ được thiết lập để hỗ trợ sự tương tác giữa người và người. Phần chủ chốt của công nghệ tập trung vào việc tạo lập khả năng truyền thông và điện toán luôn luôn sẵn sàng (always-on), dải thông cao, công năng lớn. Trong kỷ nguyên M2M, dự báo truyền thông sẽ được thúc đẩy bởi các thiết bị tương tác với con người và các thiết bị khác. Các giải pháp công nghệ sẽ đòi hỏi các ứng dụng đặc thù cho thiết bị cần dải thông nhỏ hơn là nhu cầu của người sử dụng máy tính cá nhân.

Kỷ nguyên M2M sẽ là thời đại bùng nổ các dịch vụ và ứng dụng mà một thiết bị có thể cung cấp. Nói chung, đây là một môi trường mà “dịch vụ được cung cấp tự động và chuyên biệt cho từng người sử dụng, với sự can thiệp và điều khiển ít nhất của con người”. Nếu thực hiện được điều này, các nhà phân tích dự báo, khả năng M2M sẽ đạt tới một tổ hợp thiết bị khổng lồ.

Theo phân tích của tập đoàn FocalPoint Group ở San Francisco, một tổ chức được thiết lập để cung cấp tri thức thị trường và hỗ trợ các hãng trong lĩnh vực M2M, M2M sẽ không chỉ có nghĩa là “máy liên kết với máy” mà còn có nghĩa là máy di động liên kết với máy (“Mobile-to-Machine”) và máy liên kết với máy di động (“Machine-to-Mobile”). Truyền thông M2M sẽ liên kết và cho phép nhiều thiết bị từ máy tính trung tâm tiếp cận đến từng sản phẩm của đời sống thường ngày (ví dụ, thiết bị gia dụng, xe ôtô, các toà nhà), để tạo được các cấp độ “thiết bị thông minh” và thương mại kiểu mới. M2M có tiềm năng làm thay đổi toàn bộ cấu trúc ngành công nghiệp và mang lại lợi ích lớn cho các nhà áp dụng công nghệ trong lĩnh vực này.

Một trong những hãng thành công nhất hiện nay trong lĩnh vực này trên thị trường là nPhase, có trụ sở tại Chicago, Illinois, do Hãng tư vấn công nghệ thông tin Professional Consulting Services Inc. hợp tác với Fortune 1000 thiết lập. Hiện hãng này đang cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu vận hành tương tác, được tích hợp với nhiều loại phần cứng và phần mềm và thông liên với các hệ thống thiết bị của khách hàng, bao gồm SAP, Oracle, J.D. Edwards và các chương trình phần mềm áp dụng cho hộ gia đình. Ngoài ra, hãng còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ độc lập với truyền thông ảo (Virtually Communications-Independent Support) như Ethernet, liên lạc điện thoại, mạng bao gói không dây, vệ tinh, và các giao thức truyền thông khác. Trong tương lai, hãng dự định sẽ cung cấp các dịch vụ điều khiển “từ A đến Z” (end-to-end) cho các hãng tìm kiếm các thiết bị truy cập và điều khiển từ xa. Với đặc trưng là một hãng tư vấn thông tin, nPhase sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách chọn lựa các công nghệ kết nối và quản trị phù hợp nhất đối với hoàn cảnh đặc thù của người sử dụng cuối cùng. Mới đây, Hãng đã vận hành Trung tâm Vận hành Mạng riêng của mình theo lịch trình 24 giờ/7 ngày/tuần. Hãng cũng phát triển các giải pháp M2M trên cơ sở chìa khoá trao tay thông qua sự hợp tác với các hãng Nokia, AT&T Wireless và Opto 22. Nhóm nghiên cứu của nPhase tin tưởng rằng hãng sẽ có vai trò quyết định trong kỷ nguyên M2M. The FocalPoint Group cũng đánh giá, nPhase là một trong các hãng hàng đầu dự kiến sẽ đóng góp vào tăng trưởng của phương thức tiếp cận mới này trong những năm tới.

Nokia cũng sẽ áp dụng kinh nghiệm chuyên môn kết nối không dây của mình với khả năng của nPhase để cung cấp “một giải pháp M2M sử dụng nguồn lực từ ngoài, linh hoạt, thuận tiện cho các khách hàng”.

Có vẻ như các nhà phân tích của Hãng nghiên cứu thị trường McKinsey & Company không hề viển vông khi dự đoán vào năm 2010, triển vọng các chương trình M2M hiện nay và trong tương lai sẽ tạo ra thu nhập trị giá 100 tỷ USD ở Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.

Theo bwportal