Nghệ thuật lãnh đạo: Tìm kiếm sự liên kết giữa các mặt đối nghịch của vấn đề

Khu vực 7b : Tìm kiếm sự liên kết giữa các mặt đối nghịch của vấn đề

“Chúng ta phải tìm ra những nguyên mẫu đích thực hay những bộ phận cấu thành nên sự vật, sự việc” 


Vùng 7b đưa chúng ta thẳng tới những thử thách mang tính lãnh đạo về tư duy theo hệ thống và cơ cấu tổ chức. Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi sau để đánh giá tổ chức và cộng đồng của bạn nắm vững phần này tốt tới đâu.

1. Công ty hay tập thể của bạn nắm vững vấn đề này đến đâu?

· Chúng ta có bàn luận trực tiếp về những lý thuyết và cơ cấu tổ chức để chúng ta có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra không?
· Chúng ta có đánh giá và thảo luận phép ẩn dụ để dùng không?
· Sự phức tạp và hỗn loạn của lý thuyết là một phần của văn hóa giả tạo của chúng ta hay không?
· Chúng ta có thảo luận và đồng ý sự phân cực và ngược đời không?
· Chúng ta có chú ý tới suy nghĩ tối không?
· Chúng ta có chú ý tới lý thuyết, giai đoạn và quá trình phát triển tổ chức không?
· Có phải tổ chức có một nhiệm vụ phân cực nền tảng không?
· Có phải sự tích cực đang gia tăng giá trị cho tổ chức không? nếu có, nó diễn ra như thế nào?

2. Công ty hay tập thể của bạn tập trung vào khía cạnh nào trong lĩnh vực lãnh đạo?

· · Có phải chúng ta cần những nền móng lý thuyết cho công việc chúng ta làm và các mối quan hệ chúng ta đang phát triển không?
· Chúng ta chú tâm vào vùng này một cách đầy đủ hoặc là chúng ta chú ý nhiều hơn vào những vấn đề và hậu quả cụ thể?

3. Bạn đã chuẩn bị để tiến vào sâu hơn chưa?

· · Bạn nghĩ gì về điểm mạnh và điểm yếu của phép ẩn dụ về hệ thống tồn tại và có tổ chức?
· Bạn có nhận ra những sự phân cực khi bạn thấy chúng không? (có thể nêu vài ví dụ )
· Bạn có thể lãnh đạo xuyên qua sự phân cực không? (bạn thực hiện nó như thế nào?)
· Bạn đang làm việc ở một nơi thích tạo ra những sự ngược đời? (nó như thế nào?)
· Bạn có kiên quyết với những khía cạnh vô hình tích cực và tiêu cực của tổ chức không? ( những vấn đề đó là gì và bạn làm gì với chúng?)
· Bạn có nhận thấy được sự rắc rối của những vấn đề đó? (chúng là gì)
· Tính lãnh đạo của bạn bộc lộ như thế nào trong những tình hưống khó khăn?
· Lý thuyết phát triển có thấm nhuần suy nghĩ của bạn không? nếu có thì như thế nào? nếu không thì tại sao không?
· Bạn có ngạc nhiên với thực tiễn và quan niệm mới đang nổi lên hiện nay?
· Bạn có nghĩ cuộc trò chuyện về yếu tố tâm linh ở nơi làm việc và sự liên kết của nó tới sự lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tới tập thể? có nên nghiên cứu vấn đề này không?

Gordon MacKenzie đã làm việc với Hallmark Cards 30 năm. Như đã mô tả trong cuốn Orbiting the Giant Hairball, ông đã dành nhiều thời gian cho Hallmark’s Humor Workshop – nơi ông làm việc với tư cách là lãnh đạo. Sau đó ông được cấp trên đề bạt vào vị trí mới. Tuy nhiên, công việc này không thật rõ ràng. Cấp trên ví von sự hiện diện của MacKenzie như là “một cái cạnh sắc trên yên ngựa”. Đó không phải là công việc mà MacKenzie mơ ước. Vì thế ông đã hỏi cấp trên về điều mà họ muốn.

Ông chủ đã trả lời MacKenzie:
– Tôi đang nghĩ về vài chức danh như “phụ tá”
Sự căng thẳng và lo lắng lan toả khắp nguời MacKenzie:
– Tôi không thích điều này, nghe giống như chủ nghĩa quân phiệt và nô lệ.
Ông chủ đáp lại:
– Anh đã hiểu rồi đấy.
Lúc đó ông không nghĩ ngợi thêm nữa. Nhưng một hôm, khi đang chạy bộ, một từ ngữ chợt lóe lên trong đầu ông: “nghịch lí”! “Đó là cái tôi muốn. Đó chính là tôi.” Chạy nhanh về nhà để tra từ điển, ông tìm thấy những định nghĩa sau: “1. Một lời phát biểu hoặc nhận xét duờng như lố bịch, mâu thuẫn nhau về mặt tri thức, hoặc là trái nguợc với những niềm tin chung, hoặc với những điềuđược cho là đúng. 2. Một phát biểu sai vì nó mâu thuẫn với chính nó. 3. Một kinh nghiệm hoặc sự việc tự mâu thuẫn. 4. Một nguời cho thấy những hành vi mâu thuẫn/ trái nguợc và không thống nhất.”
Ông chủ không có ý kiến gì về điều mà MacKenzie đã nghĩ ra.
MacKenzie nói:
– Nghịch lý!
Ông chủ, nguời vốn thích dùng từ ngữ và hình ảnh, hỏi:
– Chúng ta có thể đặt một từ bổ nghĩa vào trong đó được không?
– Ví dụ?
– Ví dụ “Văn phòng của những nghịch lý”.
– Quá quan liêu. – MacKenzie nhận xét.
– Nghịch lý sáng tạo thì sao?

“Họ đang ở trong phân đoạn sáng tạo,” MacKenzie đề nghị. Ông chủ của MacKenzie, dù không thực sự hiểu về ý nghĩa của những từ này cũng như về MacKenzie, cũng đã chấp nhận cái tựa đề này.

MacKenzie có cảm nhận là những nhân vật nổi tiếng của Hallmark Cards rất sáng tạo. Chia sẻ những ý tuởng, mang tới sự sáng suốt – đó chính là câu thần chú. Tuy vậy, ban quản trị đang luôn lo sợ sự sáng tạo sẽ vượt quá tầm kiểm soát. MacKenzie viết “Trí tuệ của các nhà quản trị tôn sùng những gì có thể tiên liệu trước, vì thế, nó gây bất lợi cho những ý tưởng mới”. Thường thì những ý tưởng mới bị lẫn lộn giữa những lời tán duơng hoa mỹ cho sự sáng tạo. Chúng ta cũng có thể hiểu được nỗi thất vọng của những người bán ý tưởng.

Một phụ nữ có những ý tuởng bị phủ nhận đã phàn nàn với người bạn của mình. Người này đã đề nghị cô bàn bạc với một nhân vật thích đưa ra những ý tưởng ngược đời, chứ bản thân anh cũng không thể giúp cô. Cô đến gặp Gordon MacKenzie và được ông nhiệt tình tán dương. Cô mang lời xác nhận từ Văn phòng những ý tưởng ngược đời về trình cho ông chủ mình. Quả là rất hiệu quả, ý tuởng được thông qua và cô nhận được một khoản tiền Việc đem ý tưởng bàn bạc với Gordon đã giúp người phụ nữ thăng tiến.

Từ một kẻ vô danh, Gordon đã trở thành nguời có quyền lực mà không cần bất kỳ sự nâng đỡ nào. Không ai thật sự biết ông đang đứng đâu trong cấp bậc của Hallmark. Do đó, nguời ta bắt đầu đoán rằng ông có quyền lực và ảnh huởng. Gordon nói “Một số nguời cứ cho rằng tôi có quyền lực nhiều hơn quyền lực mà tôi thực sự có” (trên thực tế thì tôi chẳng có gì! ) Chỉ cần họ nghĩ rằng tôi đang nắm giữ quyền lực tức là tôi đã có nó.

Gordon đã thiết kế lại phòng làm việc của mình cho giống phòng làm việc của Merlin. Ông che bớt ánh sáng ban ngày và thay thế đèn điện bằng đèn cầy. Công trình điêu khắc có tên gọi “ghế của thiên thần” được treo lên trần nhà phía trên bàn vẽ của ông. Có lẽ, chỉ cần nhìn vào phòng này người ta cũng sẽ kết luận rằng chủ nhân của nó vừa được phái từ thiên đàng xuống để chia sẻ sự sáng suốt với mọi người. Ông thay đổi giọng nói từ yếu ớt sang trau chuốt và khôn ngoan. Ông công nhận những ý tưởng mà người tham quan cảm nhận được từ cách bài trí căn phòng của ông, và họ rời khỏi đó với cảm giác được khích lệ. Đó là một công việc tuyệt vời, kéo dài 3 năm và sự nghiệp của ông đã được hoàn thiện ở Hallmark. Thật là một sự nguợc đời, một công việc mơ hồ và một cái tựa đề vô nghĩa, vậy mà công việc mà ông nhận được lại đem lại “những năm tháng phong phú nhất, thú vị nhất, hiêụ quả nhất, vui sướng nhất trong suốt cả sự nghiêp của tôi” – ông nói.

Trong phần 7b, mọi thứ đều mơ hồ, mọi thứ đều đáng sợ đối với tất cả mọi người.

Phần này giống như một trò đố mẹo đang chờ được lắp ráp các dữ kiên. Nó cho chúng ta sự tự tin để giải bài toán, mở ra những điều mà chúng ta sẽ khám phá và học hỏi. Bài toán không chỉ vẫn tồn tại mà ngày càng phức tạp hơn trong sự thay đổi và hỗn loạn nhanh chóng của ngày hôm nay. Nhưng chúng ta không bỏ cuộc. Sự theo đuổi chân lý không bao giờ kết thúc. Rõ ràng, việc tạo nên những viên gạch hay những nghiên cứu được đưa ra trong các tài liệu đang mở rộng phạm vi của nó, thậm chí khi người thợ làm gạch không làm ra những viên gạch ngay tại lò hay lý thuyết gia không xây dựng nên những lý thuyết trên phạm vi nghiên cứu của mình.

Tôi đã chọn ra 4 chủ đề để khám phá cái được cho là phức tạp nhất của bài toán lãnh đạo:

– Ý nghĩa của lý thuyết về sự hỗn loạn và phức tạp cho tổ chức và lãnh đaọ.

– Ý nghĩa của sự phân cực và sự nguợc đời, mối quan hệ giữa các khái niệm.

– Sự sử dụng khái niệm về những yếu tố vô hình (đặc biệt trong tổ chức)

– Nền tảng cho lý thuyết phát triển sự lãnh đạo.

Tôi chọn những chủ đề này vì 3 nguyên nhân. Thứ nhất, vì mỗi vấn đề đang đặt ra là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực chúng ta đang quan tâm. Thứ hai, vì tính áp dụng và lợi ích của chúng trong cuộc sống của tổ chức. và thứ ba, vì chúng có tiềm năng lãnh đạo. Hơn nữa, cách mà người ta hiểu về những chủ đề này trong các cuộc thảo luận chung hay riêng là có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt những phần kiến thức này một cách riêng lẻ hay trong tổng thể.

Khi sự lãnh đạo là việc tìm hiểu sâu hơn những nghịch lý công việc và cuộc sống thì tiêu chuẩn xác thực trở thành tiêu chuẩn cốt lõi. Chúng ta phải tìm ra những nguyên mẫu đích thực hay những bộ phận cấu thành nên sự vật, sự việc.

Đối với nhiều nguời, điều này chỉ làm tăng thêm sự lộn xộn. Không phải ai cũng thích thú với những luận điểm luận cứ hay vạch ra một bản đồ rõ ràng. Thêm nữa, như là nguời theo đuổi chân lý, nếu có một viên gạch, tôi chỉ thấy nó hữu dụng khi dùng để xây một toà nhà. Nếu có một tầm nhìn lãnh đạo, tôi coi nó chỉ thực sự rõ nét khi đặt trong vùng chiến lược đã được vạch ra. Nếu gặp những bài toán trí tuệ hóc búa, tôi chỉ coi chúng là những bài toán được tập hợp lại khi tôi biết đích xác bản chất của bài toán là gì. Những phần này, khi được đánh giá đúng mức, sẽ liên kết một cách hoàn hảo với tổng thể lý thuyết lãnh đạo. Đó chính là tổng thể chứ không phải những bộ phận.

Nếu ta muốn tránh việc ném các viên gạch vào nhau, không những chúng ta phải nhìn từng viên mà còn phải hiểu được cách mà chúng liên kết với nhau.Chúng ta có thể xem mỗi vấn đề trong bốn vấn đề mà tôi đặt ra như một viên gạch: Những lý thuyết phức tạp và đan xen với nhau, sự phân cực và nghịch lí, những yếu tố vô hình và sự phát triển chúng. Những viên gạch này cần thiết để xây một tòa nhà hay một bản đồ lớn, câu hỏi ở đây là : Bản chất mỗi viên gạch là gì? Chúng liên kết với nhau như thế nào? Nếu có thể nhận thức được toàn bộ vấn đề chứ không phải là những mảnh rời rạc, chúng ta sẽ tạo nên một tiến bộ vượt bậc trong phương thức lãnh đạo.

Theo Bwportal/Robert Terry – Hồng Vân, Hoàng Trung lược dịch từ Seven Zones for Leadership