Nghệ thuật lãnh đạo nằm ở phương pháp

Phần 1: LÃNH ĐẠO
Chúng ta không đặt trọng tâm định nghĩa lãnh đạo là gì, mà tập trung xem xét:
– Những gì mà người lãnh đạo làm. 
– Những yêu cầu của công tác lãnh đạo,tập thể được lãnh đạo và các cá nhân hình thành nên tập thể đó.
– Xem xét những yêu cầu này trong mối tương quan với ba mặt hoạt động : hoạch định, điều hành và kiểm tra.

Một khuôn khổ cho hoạt đông lãnh đạo
Phương pháp lãnh đạo thiên về hành động được nhiều công ty và cơ quan lớn chấp nhận. Phương pháp này không chú trọng đến lãnh đạo là gì mà hướng nhiều hơn về việc người lãnh đạo làm gì. Tập trung vào những hành động của người lãnh đạo cho thấy rõ ràng rằng những người lãnh đạo có thể tự hoàn thiện. Vì vậy chúng tôi cho rằng những phẩm chất của người lãnh đạo sẽ ít ảnh hưởng và chỉ nên tập trung vào việc nhận dạng các hoạt động chủ yếu trong ba lĩnh vực có liên quan với nhau nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo có hiệu quả. 

Ba nhu cầu có liên quan với nhau
– Trước tiên, có một nhu cầu phải hoàn thành công việc, đó cũng là mục tiêu mà vì nó mà nhóm mới hiện hữu. 
– Thứ hai, có một nhu cầu gắn bó những người trong nhóm. 
– Thứ ba là có những nhu cầu và đòi hỏi mà các cá nhân thành viên mang theo họ vào trong nhóm. Được “ở cùng nhau” và tự hào cũng như vui sướng khi là thành viên của nhóm vì vậy có liên quan chặt chẽ với việc lãnh đạo nhóm.
Hoàn thành công tác
Hoàn thành công tác là nhân tố quyết định cho sự thành công của nhóm. Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành những công tác và nhiệm vụ được giao. Đây là nhiệm vụ chủ yếu, tuy nhiên nếu như một số nhà quản lý quên đi những thu cầu khác thì hiệu quả làm việc của nhóm sẽ bị tổn hại.

Sự gắn bó trong nhóm
Nếu nhóm muốn hoàn thành công tác, nó phải được gắn kết với nhau: Đây có thể là một thách thức khó đối với người lãnh đạo. Nếu như mỗi người quyết định làm việc riêng của mình, thì tổng hợp những nổ lực của các cá nhân lại chưa chắc đã bằng với khối lượng công việc yêu cầu. Ví dụ, một đội bóng phải hoạt động như một đơn vị thống nhất – điều này không có nghĩa là mọi cầu thủ đều phải làm cùng một nhiệm vụ, mà là những vai trò của họ bổ sung cho nhau, và chính một phần nhiệm vụ của người lãnh đạo là làm sao đạt được mức độ gắn kết cao trong nhóm.

Nhu cầu cá nhân
Những nhu cầu mà các cá nhân mang vào trong nhóm rất phức tạp. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với sự động viên, thành tích, tiếng tăm, trách nhiệm và hứng thú nghề nghiệp.

Điều phốí các lãnh vực
Nếu bạn hoàn thành công tác, hiệu quả của nó là tạo ra một cảm giác đoàn kết trong nhóm và thoả mãn cá nhân vì những lý do đã nêu trên đây. Nếu các thành viên hoàn toàn tham gia và được động viên, họ sẽ có thể đóng góp nhiều hơn cho nhóm và nhóm sẽ có nhiều khả năng hoàn thành công tác.
Ngược lại, nếu một trong những yếu tố trong hình chữ nhật bị đổ vỡ nó sẽ ảnh hưởng đến hai yếu tố kia. Ví dụ như, không có sự gắn bó trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến hoàn thành công tác và thỏa mãn nhu cầu các cá nhân. Người lãnh đạo, vì vậy, phải ý thức được công việc, nhu cầu của nhóm và nhu cầu cá nhân, và ông ta phải thực hiện những hành động để thỏa mãn những nhu cầu này. Nói cách khác, ông ta phải hành động.

Các hoạt động lãnh đạo
Những hoạt động của nhà quản lý có thể mô tả dưới ba đề mục lớn là hoạch định, điều hành và kiểm tra. Những hoạt động chính này cho chúng ta một số ý niệm về trọng tâm hoạt động lãnh đạo.
Ở dưới mỗi hoạt động được liệt kê là những hành động mà người lãnh đạo có thể thực hiện. Để hướng dẫn một cách tổng quát, chúng ta chia nhỏ các hành động này thành ba loại : 
– Các hoạt động thiên về công tác, 
– Các hành động phục vụ nhóm 
– Các hành động thiên về cá nhân.
Bạn thấy rằng nhiều hoạt động không đơn thuần thuộc về một trong những định hướng (công tác, nhóm hoặc cá nhân) hoặc một lĩnh vực hoạt động của nhóm (hoạch định, điều hành kiểm tra). Hơn nữa, không phải tất cả các hành động đều liên quan đến tất cả tình huống.
Khuôn khổ các hoạt động này được trình bày để chỉ ra những hành động khả dĩ liên quan đến những định hướng hoặc hoạt động nào đó, và từ đó bạn có thể nhận ra những lĩnh vực đã bị bỏ sót hoặc cần phải lưu ý.
Nhiệm vụ của người lãnh đạo đã hòa quyện trong ba lĩnh vực có tương quan này. 
– Ông ta phải phác thảo ra và hoàn thành công tác ; 
– Phải xây dựng và điều phối một nhóm người ; 
– Phải thỏa mãn và phát triển các cá nhân. 
Mô hình này đòi hỏi phải nhận thức được tất cả ba khía cạnh để đạt được sự thành công lâu dài.

I. CÁC HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO
Hoạch định (tiếng Pháp là prévoir)
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
– Giải thích công việc
– Yêu cầu đóng góp ý tưởng
– Đánh giá các kỹ năng
– Phân công công việc và trách nhiệm
– Thiết lập các mục tiêu Điều hành (tiếng Pháp là maitriser)
TRONG KHI THỰC HIỆN
– Giám sát (surveiller)
– Theo dõi (contrôler)
– Phối hợp công việc
– Trợ giúp. Kiểm tra (tiếng Pháp là faire le point)
SAU KHI THỰC HIỆN – Suy ngẫm (remise en cause)
– Đánh giá kết quả thực hiện
– Xem xét lại kế hoạch (có cần thay đổi nó hay không ?)

1. HOẠCH ĐỊNH CÔNG TÁC

– Giải thích công tác cho đồng nghiệp 
– Xác định thời gian sẵn có 
– Tháo gỡ các khó khăn 
– Liệt kê những hạn chế, ràng buộc 
– Yêu cầu các thông tin hỗ trợ liên quan 
– Lĩnh hội lời khuyên của các chuyên gia 
– Kiểm tra các nguồn lực có sẵn 
– Thiết lập thứ tự ưu tiên 
– Nghiên cứu hậu quả của các hành động 
– Xác định tiêu chuẩn hoàn thành công tác 
– Trình bày những việc khả dĩ có thể xảy ra.

2. HOẠCH ĐỊNH HOẠT ĐỘNG NHÓM
– Giải thích lý do làm nền tảng công tác 
– Yêu cầu đề xuất các ý tưởng 
– Xây dựng các đề nghị 
– Đưa ra các phương án 
– Xây dựng giải pháp cho nhóm 
– Phân công trách nhiệm 
– Phân công các công tác đặc biệt 
– Đưa ra các nguồn lực 
– Tóm tắt các lời bình phẩm cho nhóm.

3. HOẠCH ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

– Kiểm tra những kỹ năng 
– Yêu cầu cá nhân đóng góp ý tưởng 
– Yêu cầu các kinh nghiệm có liên quan 
– Lắng nghe tất cả những đóng góp 
– Tối ưu hóa các kỹ năng cá nhân 
– Xác định vai trò và tiêu chuẩn

4. ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC
– Tiếp tục thảo luận trên công việc 
– Thúc giục các thành viên đi đến quyết định 
– Quan sát sự tiến triển của công tác 
– Kiểm tra xem các hoạt động có liên quan đến mục tiêu 
– Kiểm tra các tiêu chuẩn hoàn thành công tác 
– Tác động đến không khí làm việc

5. ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG NHÓM

– Hãy nhận biết những sự khác biệt về ý kiến 
– Can thiệp hoặc hỗ trợ 
– Hòa giải các xung đột 
– Duy trì không khí làm việc tập thể

6. ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN
– Cung cấp các đề nghị xây dựng cho các cá nhân
– Hỗ trợ cho cá nhân 
– Hướng dẫn và huấn luyện 
– Trấn an.

7. KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM
– Xác nhận và bình phẩm các thành công 
– Giúp nhóm học tập từ các thất bại 
– Thuyết phục nhóm tự đánh giá

8. KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
– Đánh giá đóng góp cá nhân 
– Đánh giá hiệu quả công tác cá nhân 
– Cung cấp ý kiến phản hồi cho cá nhân.

Theo Blog Quản trị doanh nghiệp