Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, người quản lý cần hiểu hết ý nghĩa các con số trên báo cáo tài chính thông qua 3 kỹ năng phân tích báo cáo tài chính dưới đây
Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực kế toán do các cơ quan quản lý ban hành như Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước,.. gồm 3 loại:
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Xem thêm:
3 kỹ năng phân tích báo cáo tài chính gắn với quản trị doanh nghiệp
Xác định rõ mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà quản trị doanh nghiệp nắm rõ “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp và phải đạt được mục tiêu ra quyết định.
Tức là nhờ vào các con số trên bản báo cáo tài chính, người lãnh đạo biết được chỉ số nguồn vốn, tỉ số thanh khoản, chỉ tiêu thanh toán ngay của doanh nghiệp để ra các quyết định điều hành kịp thời, không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
Và cũng cần lưu ý các Giám đốc rằng, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có phương pháp, hình thức phân tích và độ nhấn phân tích khác nhau nhằm nêu bật lên mức độ trong hoạt động doanh nghiệp.
Phân tích trên từng báo cáo tài chính
Các nội dung cơ bản khi phân tích trên từng báo cáo tài chính bao gồm:
• Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối
• So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính
• Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính
• Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích trên sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quan về sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính. Từ đó biết được con số tài chính đó đang ở mức tốt hay xấu hay ít nhất cũng đưa ra được thông tin về tốc độ tăng trưởng của thời điểm đang phân tích so với một thời điểm trong quá khứ
Phân tích mối liên hệ giữa các tiêu chí trên báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích mối liên hệ giữa các tiêu chí trên báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp và thông thường sẽ bao gồm 06 nội dung cơ bản dưới đây:
• Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
• Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
• Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
• Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
• Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
• Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
• Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
• Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trên thực tế, phân tích báo cáo tài chính không thể tách rời việc phân tích doanh nghiệp và so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề trong cùng thời điểm.
Việc phân tích tài chính cũng cần gắn liền với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hay sự tác động của chính sách tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm phần mềm quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY