Bạn có cảm thấy mệt mỏi vì công việc? Theo báo cáo của Ủy ban sức khỏe tâm thần Canada, ngay cả những người không có tiền sử mắc bệnh tâm lý cũng dễ dàng gặp vấn đề sức khỏe khi làm việc tại môi trường không an toàn với tâm lý.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo môi trường làm việc không lành mạnh về mặt tâm lý:
1. Ông chủ quản lý gay gắt cách làm việc
Các nhà quản lý giỏi thường quan tâm đến kết quả công việc, không phải quá trình. Mặc dù quá trình làm việc cũng nói lên hiệu suất và năng lực của nhân viên nhưng kiếm soát chặt chẽ tất cả các khía cạnh “vi mô” cũng sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của họ. Ví dụ, thói quen vừa đọc báo cáo vừa đánh máy và ghi lại lưu ý trong khi nghe nhạc giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt là những người thích làm việc trong môi trường tự do sáng tạo thì càng không nên ép buộc vào khuôn mẫu.
Cách thức làm việc theo quy chuẩn sẽ khiến nhân viên cảm thấy mất đi hứng thú. Ví dụ trong quá trình làm việc, nhân viên A muốn làm công đoạn này trước công đoạn kia trong khi nhân viên B thường làm ngược lại. Có vô số phương pháp để hoàn thành công việc và mang đến kết quả như nhau. Vậy tại sao phải giám sát quá khắt khe cách thức làm việc của nhân viên? Mức căng thẳng sẽ càng tăng vọt nếu họ cảm thấy không được phép làm việc theo cách bản thân thoải mái và hiệu quả nhất.
2. Không nắm vững thông tin quan trọng
Thông thường, các nhà quản lý đều thông báo về cách thức và quyết định khi triển khai những kế hoạch cho toàn bộ nhân viên nắm rõ. Thật không ổn khi làm việc trong môi trường mà các quyết định đưa ra có vẻ tùy tiện. Điều đó thường khiến nhân viên cảm thấy kém cỏi, không được tin tưởng và không an toàn.
Những vấn đề về công việc mà nhân viên cần được biết thì phải tuyên truyền cho họ. Tránh trường hợp nhân viên mất lòng tin vào người quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và cuộc sống của họ.
3. Không được ông chủ tin tưởng và khen ngợi
Khi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc bạn có được ông chủ khen ngợi? Nếu không, nó giống như một cái tát thẳng vào mặt. Khao khát nhận được lời khen khi làm việc tốt là nhu cầu cơ bản của con người, cũng là động lực để phấn đấu hơn nữa. Bởi vì nhân viên cần phản hồi của ông chủ để xác nhận giá trị công việc của họ. Nếu không được đánh giá năng lực làm việc, năng suất của họ sẽ giảm xuống đáng kể kèm theo đó là sự căng thẳng và không sự hài lòng tăng cao.
Việc công nhận năng lực của nhân viên có thể là chính thức hoặc không chính thức nhưng phải được diễn ra. Đơn giản có thể chỉ bằng một câu nói ngắn gọn “cảm ơn” hoặc “làm tốt lắm” sẽ khiến tâm trạng tích cực hơn và cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và ông chủ.
4. Không thể nói không với đồng nghiệp và lãnh đạo
Nếu có công việc gấp khiến ông chủ gọi cho bạn 6 giờ sáng nhưng bạn lại từ chối. Hoặc khi bạn thường xuyên hủy kế hoạch và lơi là công việc vì những lý do cá nhân. Điều này là không thể chấp nhận. Mặc dù không khuyến khích nhân viên từ chối công việc do ông chủ sắp xếp nhưng có những trường hợp họ có thể nói không.
Đó là khi bạn nhận ra rằng bản thân không thể xin nghỉ phép bất kì ngày nào hoặc từ chối một nhiệm vụ vì việc quan trọng của gia đình và bản thân. Có thể bạn sẽ gặp nhiều căng thẳng và giảm chất lượng sống vì công việc.
5. Nhà tuyển dụng không công khai quyền hợp pháp của bạn
Mọi nhân viên đều có các quyền cơ bản tại nơi làm việc bao gồm quyền được hưởng phúc lợi của nhân viên, không bị kì thị hay quấy rối. Nếu bạn cho rằng quyền hợp pháp của bản thân đang bị xâm phạm thì hoàn toàn có thể mời luật sư hoặc tìm kiếm một công việc khác.
Theo trí thức trẻ