“Không bao giờ cần giải thích” và câu chuyện của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill
Wiston Churchill là Thủ tướng của Anh trong thời Thế chiến thứ II. Thời trẻ, ông được biết đến nhờ một câu chuyện có thông điệp “không bao giờ cần giải thích”
Khi mới tham gia trận mạc, do còn non kinh nghiệm nên Winston Churchill đã chỉ được cấp trên nhìn nhận và đối xử như một đứa trẻ vẫn còn nguyên “mùi hơi sữa”. Nhưng rồi một ngày, ông nhìn thấy cơ hội để có thể được cấp trên chú ý và được đối xử như một người lính dày dạn kinh nghiệm. Và ông đã quyết định thực hiện.
Đó là khi một lần, một phóng viên viết một bài báo chỉ trích những chiến dịch kém hiệu quả của quân đội Anh. Churchill biết rằng đại tướng và những sĩ quan khác được nói tới trong bài báo hẳn sẽ rất tức giận vì bài viết đó đưa ra những lập luận sai trái và thiếu công bằng với quân đội.
Tham mưu trưởng lập tức đã soạn một văn bản bác bỏ toàn bộ những chi tiết trong bài viết và đã chuẩn bị gửi nó cho tòa soạn. Ngay lúc đó, Churchill lên tiếng rằng không cần thiết phải làm như vậy, bởi lẽ một bài báo tồi tệ như thế chắc chắn sẽ không được duyệt để xuất bản:
“Không đáng một chút nào khi một sĩ quan cao cấp trong quân đội Anh, người lăn xả nơi chiến trường lại phải đi tranh đấu với báo chí và một tay phóng viên bị trục xuất. Việc này nên để lại cho cấp trên và các nhà chính trị. Dù cuộc tranh luận này chúng ta có nắm chắc phần thắng hoặc nó đi đến đâu chăng nữa, việc phơi bày ra chỉ thể hiện sự yếu đuối mà thôi” – Churchill nói.
Đó chính là một trong số nhiều lần mà Winston Churchchill “ghi điểm” trong mắt cấp trên và tỏ rõ mình là người biết nhìn xa trông rộng.
Vậy, vì sao thanh minh trong tình huống này lại thể hiện sự yếu đuối? Thanh minh cho việc mình làm chính là bạn đã trao sức mạnh vào tay kẻ khác.
Khi bất cứ ai chỉ trích hay xúc phạm bạn và bạn cảm thấy khó chịu trước việc đó thì việc bạn phản ứng giống như vị tham mưu trưởng ở trên là hoàn toàn tự nhiên. Nếu như người chỉ trích bạn đó là cấp trên hoặc là một vị khách hàng, bạn sẽ cần phải đưa ra một lời giải thích cho mình.
Tuy nhiên, nếu đó là một kẻ lạ mặt mà bạn không biết rõ (tay phóng viên trong tình huống trên chẳng hạn), thì phân trần là một quyết định “hớ”. Nếu cứ bận tâm đến suy nghĩ của những người không nằm trong danh sách “tôn trọng” của mình, bạn đang cho phép bản thân bị kéo xuống ngang hàng, thậm thí là thấp kém hơn người đó.
Vì thế, hãy cứ việc xem những người đang muốn bạn phải thanh mình với họ, đang thấy hả dạ vì chỉ trích được bạn là những kẻ ‘dở hơi’. Bạn đơn giản là không việc gì phải bận tâm đến họ. Còn với những người đưa ra lời chỉ trích thông thái, hợp tình hợp lý, thì việc lắng nghe và sửa đổi sẽ rất hữu ích.
Và cũng đừng kêu ca, phàn nàn
Winston Churchill cũng có một câu nói nổi tiếng: “Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích, nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó bên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng”.
Câu nói này giải thích cho thông điệp: Đừng kêu ca, phàn nàn với bất kỳ ai cả. Bạn chỉ cần đặt bản thân vào đúng vai trò của mình và hành động sao cho phù hợp là đủ.
Còn nếu như bạn lâm vào tình huống mà việc phàn nàn sẽ chỉ mang lại kết quả kém xa so với việc bạn tự mình cố gắng tạo nên những thay đổi, thì là đàn ông, bạn hãy lựa chọn hành động thay vì ở đó ngồi than vãn.
Còn nhớ, hồi còn làm Thủ tướng, Churchill chẳng cần phải phàn nàn nhiều về sự khó khăn không tưởng trong quá trình phá vỡ máy mật mã Enigma của quân đội Đức. Rút cục, một nhóm làm việc 4-5 người bao gồm cả thiên tài Alan Turing, với thời gian 2 năm tại khu quân sự Hub 8, đã rút cục làm nên chuyện.
Hãy nhớ rằng, những kẻ mà bạn tìm tới để than phiền có mục tiêu và quan điểm sống khác hẳn so với những nhu cầu và ước muốn của bạn. Vì thế, đừng phán nàn với họ cho tốn thời gian.
Tại trường Đại Học. khi một giáo sư nghiêm khắc cho một đề thi với những bài tập quá khó cho sinh viên, thì thường sẽ có hai luồng phản ứng dưới lớp:
Thứ nhất là nhóm sinh viên lười học, năng lực kém sẽ cho rằng: đây là một giáo sư tồi cho bài quá khó. Ông ta không để ý đến năng lực của đại đa số sinh viên gì cả.
Thứ hai là nhóm sinh viên chăm chỉ, năng lực tốt. Họ cho rằng: đây mới đúng là người thầy đáng mong đợi cho ra những bài tập mang tính thách thức cao, xứng đáng cho họ làm.
Chẳng có nhóm sinh viên nào nói sai ở quan điểm của mình. Một nhóm có thể phàn nàn với giáo sư còn một nhóm có thể vỗ tay tán thưởng giáo sư ngay trước lớp.
Tuy nhiên, vị giáo sư này có những nguyên tắc của riêng mình. Tại sao ông ấy lại phải bận tâm tới một nhóm người không có cùng mối bận tâm kêu ca với ông? Trong khi mục đích chung ở trường Đại học là giáo dục và nâng cao trình độ thì rõ ràng nhóm sinh viên “lười” đang lãng phí thời gian của bản thân vào việc… than vãn.
Hãy nhớ rằng, thế giới này tồn tại không chỉ để đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của riêng cá nhân nào hết.
Vì thế, đối với cá nhân mình, bạn chỉ có 2 việc mà thôi: Tiếp tục dùng thời gian quý báu của bản thân để lải nhải kêu ca; hoặc là tự thay đổi, làm những việc khiến bản thân cảm thấy vừa lòng hơn. Bạn chọn cách nào ?
Theo Trí Thức Trẻ