Trong số chúng ta, chẳng hẳn có rất nhiều người là “cú đêm”, thuật ngữ được sử dụng cho những người mắc phải căn bệnh khó ngủ oái oăm. Khó ngủ không những khiến bạn luôn mệt mỏi, trễ giờ vào buổi sáng mà một khi đồng hồ sinh học loạn nhịp, sức khoẻ của bạn cũng không được đảm bảo.
Thế nhưng, phương pháp 4-7-8 sẽ là cứu tinh của bạn, hoặc không nó cũng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn phần nào. Đối với nhiều người, phương pháp 4-7-8 sẽ giúp họ chìm vào giấc ngủ chỉ trong 1 phút đồng hồ.
4-7-8 là một phương pháp hít thở, được gọi với cái tên phụ là “yoga Ấn Độ” và được áp dụng từ nhiều thế kỉ trước. Nó hoàn toàn an toàn nên ai cũng có thể thử.
Vậy bạn cần làm gì để thực hiện phương pháp 4-7-8?
Bước 1: Thở nhẹ nhàng qua mũi trong 4 giây.
Bước 2: Nín thở trong 7 giây.
Bước 3: Thở ra chậm rãi bằng miệng trong 8 giây (thở hết không khí ra).
Nghe đơn giản phải không? Đó chính là phương pháp 4-7-8 và hãy lặp lại nó tới khi nào ngủ được thì thôi.
Tại sao 4-7-8 lại có thể hoạt động được?
Đa phần mọi người sẽ bắt đầu ngủ ở bước 3, thở ra trong 8 giây. Lý do phương pháp này hoạt động hiệu quả chính là vì những căng thẳng, phiền muộn mà chúng ta gặp trong ngày ngăn cản con người ngủ. Chúng ta suy nghĩ quá nhiều khiến lượng adrenaline trong máu tăng, đó chính là lý do gây ra chứng khó ngủ.
Phương pháp hít thở này giống như một biện pháp đối chọi lại với lượng adrenaline tăng nhanh. Hít thở chậm cùng nín thở làm cho tim đập chậm lại, chúng ta bình tĩnh hơn.
Cách thức này có thể được sử dụng để giúp bạn giảm căng thẳng, bình tĩnh lại khi có vấn đề. Tuy nhiên, đừng để ngủ gục trên bàn làm việc, hãy rút ngắn số vòng 4-7-8 để đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn hỏi bất kì nhà thần kinh học hay tâm lý học nào, họ cũng sẽ đồng ý với phương pháp 4-7-8. Một cơ thể mệt mỏi với đầu óc thư giãn là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đi vào giấc ngủ.
Phương pháp này có giúp ích được cho bạn hay không?
Có thể nó không làm cho bạn ngủ ngay chỉ sau vài vòng 4-7-8, thế nhưng bạn sẽ dễ ngủ, ngủ nhanh hơn rất nhiều. Đặc biệt là với những người làm việc văn phòng căng thẳng, sự căng thẳng, những suy nghĩ liên hồi là thứ làm cho bạn thức quá khuya.
Mặc dù vậy, nếu mắc phải căn bệnh khó ngủ vì yếu tố khác và phương pháp 4-7-8 không có tác dụng với bạn, tốt nhất hãy gặp bác sĩ để hiểu mình đang đối mặt với thứ gì.
Theo Trí Thức Trẻ