Kết quả, học sinh nào sử dụng ngón tay của mình để chỉ vào hình hay chữ số ngay trong lúc đọc sách toán sẽ có khả năng hiểu bài hơn những em không áp dụng cách tương tự.
Tiến sĩ Paul Ginns – giảng viên cao cấp khoa Giáo dục Tâm lý học đồng thời là tác giả của nghiên cứu cho biết, việc học toán của các sinh viên trẻ có thể cải thiện đáng kể chỉ với phương thức đơn giản này.
“Chúng tôi đang đánh giá tác động một cách cẩn trọng, nghiên cứu thêm để biết liệu có thể áp dụng vào các lớp học hay mở rộng sang các môn khác ngoài toán học hay không”, tiến sĩ Paul Ginns nói.
Tiến sĩ Ginns cùng các đồng sự trong nghiên cứu gồm giáo sư Janette Bobis, Tiến sĩ Fang-Tzu Hu và Tiến sĩ Erin Byrne tin rằng khi dùng ngón trỏ chạm và theo dõi các góc của một hình tam giác thì thông tin về hình ảnh sẽ được não ưu tiên tiếp nhận và xử lý. Làm như vậy có thể giảm tải bộ nhớ, lưu giữ các tài liệu phức tạp bằng cách kết hợp nhiều thông tin lại với nhau.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyên giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu nội dung toán trên lớp bằng cách hướng dẫn các em dùng ngón tay để chỉ và nhận biết đâu là các yếu tố quan trọng trong sách giáo khoa hoặc các bảng tính. Phương pháp này không đòi hỏi bất kỳ chi phí đầu tư nào, có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy toán học.
Kể từ những năm 1900, phương pháp giáo dục Montessori đã khuyến khích trẻ tự học hỏi, tìm tòi qua việc sờ nắm các vật hay làm quen với chữ bằng cách dùng ngón trỏ chỉ lên các bảng chữ cái làm từ giấy nhám. Cách tiếp cận dựa vào trực giác sẽ tăng cường khả năng nhận dạng chữ cái và hình dạng.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá lợi ích của việc dùng ngón tay hỗ trợ học tập cho những nội dung toán học phức tạp hơn, đòi hỏi mức độ cao hơn của tư duy trừu tượng và giải quyết vấn đề.
Theo VNexpress