Nguyên tắc đầu tiên – bí quyết để có một bài thuyết trình hay

Nếu Apple có chiến dịch “Think Differrent”, CEO Elon Musk cũng tự luyện cho mình một phương pháp tư duy độc đáo, để mỗi bài diễn thuyết đều được người nghe nồng nhiệt hưởng ứng.

Ảnh minh họa

Chúng ta đều biết, CEO Elon Musk luôn có tư duy, suy nghĩ khác biệt.

Cũng như Aristotle, Euclid, Thomas Edison và Nikola Tesla; Elon Musk có một phương pháp cho “sự điên rồ”, để mỗi khi bước lên sân khấu, bài diễn thuyết của ông đều được người nghe nồng nhiệt hưởng ứng.

Phương pháp này có tên là “Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên” và ai cũng có thể áp dụng được.

Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên là gì?

Nguyên tắc đầu tiên là những gì căn nguyên, những khái niệm hoặc giả định chủ chốt không bắt nguồn từ bất kỳ điều gì khác.

Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên về cơ bản cũng giống như chúng ta bắt đầu suy nghĩ, hoặc lý luận với những dữ kiện cốt yếu nhất.

“Nguyên tắc đầu tiên” là cách quan sát thế giới dưới cái nhìn vật lý học… nghĩa là bạn đưa mọi thứ về những căn nguyên cơ bản nhất, rồi tạo dựng lý luận từ đó… và quá trình này đòi hỏi rất nhiều năng lượng tư duy.

– Elon Musk –

Tại sao phương pháp này lại cần thiết?

Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên rất quan trọng, vì nó giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề và khái niệm phức tạp. Nhờ đó, cách diễn thuyết, thuyết trình của chúng ta sẽ trở nên mạch lạc, dễ hiểu hơn, ghi điểm trong mắt người nghe, khách hàng.

Trên thực tế, có một phương pháp tư duy khác dễ hơn và phổ biến hơn, đó là phép loại suy, và nó rất hữu ích khi so sánh các khái niệm. Tuy nhiên, trở ngại với phương pháp này là nó có thể khiến chúng ta bỏ sót những chi tiết cần thiết, khi cố gắng hiểu những điều chưa biết.

Trong khi đó, phương pháp tư duy theo nguyên tắc đầu tiên làm rõ nhiều chi tiết, từ đó giúp chúng ta tìm đến tận căn nguyên của khái niệm.

 Ví dụ 1

Ví dụ 1

 Ví dụ 2

Ví dụ 2

 Ví dụ 3

Ví dụ 3

 Ví dụ 4

Ví dụ 4

Vậy chúng ta sẽ áp dụng như thế nào?

Cách tốt nhất để áp dụng phương pháp tư duy này là chất vấn một vấn đề hoặc khái niệm cho đến khi bạn đến được ý niệm cốt lõi (nghĩa là không còn phải hỏi thêm câu gì nữa).

Một số ví dụ điển hình để tôi thử nghiệm?

– Donald Trump sẽ không bao giờ trở thành tổng thống vì ông ta quá ngốc!

– Với nhiều công ty khởi nghiệp tỷ đô thế này, chắc hẳn chúng ta đang ở trong bong bóng công nghệ.

– Mọi ý tưởng khởi nghiệp hay ho đều bị người ta lấy hết cả.

– Thịt nhân tạo sẽ không bao giờ ngon như thịt thật.

Theo Trí Thức Trẻ