Dưới đây là hai dạng hành vi phổ biến tồn tại bên trong các tổ chức, dù là ở Mỹ hay bất cứ đâu:
1. Một nhà quản lý cấp trung gần như hoàn toàn không lường trước được quyết định của lãnh đạo cấp cao sắp đưa ra. Kết quả là, người này luôn chỉ làm theo những lối mòn, và không bao giờ cho phép bất cứ sự sáng tạo nào, ngay cả khi đó là điều hợp lý và hết sức nên làm. Nhưng mặt khác, nếu viên quản lý này nghe phong thanh được các sếp muốn thay đổi gì, anh ta sẽ dốc sức để đạt được điều đó, mặc cho kết quả có có ích hay hợp lý hay không.
2. Một nhân viên thâm niên cảm thấy mình bị ban giám đốc đối xử không thỏa đáng. Nhưng do sợ bị trả thù hay mất đi những quyền lợi riêng nếu tỏ thái độ phản đối công khai, nên cô bắt đầu ém đi những dịch vụ dành cho khách hàng và đồng nghiệp, nhỏ thôi và không đủ để gây nên những sự chỉ trích công khai, nhưng lại đủ để làm chậm lại, hay thậm chí gây tổn hại, cho hoạt động của tổ chức.
Trong cả hai trường hợp, có vẻ như nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng chính là sự sợ hãi. Chừng nào còn rủi ro và áp lực, sự sợ hãi ở mức độ nào đó sẽ luôn tồn tại trong cái mà chúng ta gọi “chuyện con người”.
Theo tôi, vấn đề nảy sinh không phải do và trong bản thân sự sợ hãi, mà đó chính là loại “trò chơi” chúng ta vẫn thường chơi khi nảy sinh tình huống động lực và mục tiêu của “đối phương” không được thể hiện công khai.
“Trò chơi” này dù có muôn màu muôn vẻ, nhưng thực tế chỉ là biến thể của một trong những trò cổ xưa nhất của loài người, trò “được-mất”, “ăn – thua”. Khi một người trên thị trường có ưu thế rõ ràng hơn so với người khác, tức là họ đã thắng trong “cuộc đấu” thắng thua, hay cái được của người này luôn đi kèm với thiệt hại dành cho kẻ khác. Nguồn gốc của trò ăn thua được tìm thấy trong từ xa xưa, suốt chiều dài hàng nghìn năm phát triển của nhân loại. Ai cũng có thể hiểu trò chơi này, và nó không đòi hỏi phải đào tạo đặc biệt để kiếm “người chơi”.
Nhưng chừng nào loài người còn muốn củng cố sự văn mình của chính mình, chừng đó còn có người luôn ý thức rõ rằng, trò được thua như thế có thể đem lại cái lợi cho các nhóm hay cá nhân nào đó, nhưng cũng sẽ dẫn tới tổn hại cho cả xã hội nói chung. Thực tế, hầu hết các xã hội và tổ chức đều có những quy định nhằm hạn chế mọi người chơi trò ăn thua này hay ít nhất là không quá công khai tham gia.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, “được thua” không phải là trò bạn có thể chơi bí mật hay lén lút. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, hiếm người nào tuyên bố công khai rằng họ đang chơi trò được mất. Thay vào đó, phổ biến hơn là tình huống hai phe đều khẳng định sẽ chơi trò “đôi bên cùng thắng”, nhưng rút cuộc họ lại hành động theo kiểu ăn thua. Thực tế, một số người với tư cách cá nhân vẫn hay nhủ sẽ làm sao cho đôi bên cùng thắng khi quan hệ với người khác, ngay cả khi hành động của họ diễn ra hoàn toàn khác. Khi thông điệp giả tạo này được lập đi lập lại tức là chính họ cũng đang cố gắng lừa dối và gây khó hiểu cho bản thân cũng như cho người khác.
Chơi kiểu được mất trong khi miệng thì vẫn nói đó là trò đôi bên cùng có lợi chính là vấn đề, nhưng chưa phải là lớn nhất. Chỉ một người thực sự rất thiếu kinh nghiệm mới tin vào mọi thứ người khác nói về động lực của họ. Vấn đề thực tế là hai người chơi trò được mất cùng một lúc, và thường thì cố giành lợi thế bất chấp thiệt hại của người khác. Đôi khi, một bên thực sự thắng, như việc trả được giá rất thấp, hay giữ lại một số loại dịch vụ cần thiết… Tuy nhiên, khi hai bên cùng chơi trò được mất cùng một lúc, thì kết quả phổ biến nhất vẫn là không ai thắng cả. Thực tế, một dạng chiến tranh làm “tiêu hao sinh lực” đã nảy sinh và chúng ta có thể gọi đây là trò “đôi bên cùng chịu thiệt”.
Nghĩ đến chuyện đôi bên cùng thiệt đã chẳng ai thích, nhưng nếu bạn xem xét kỹ lưỡng hơn về cách chúng ta sử dụng thời gian, sẽ thấy rõ ràng rằng phần lớn cuộc sống thời hiện đại được dành cho cuộc chơi đôi bên cùng thiệt. Thông thường, khách hàng và doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian dùng “thủ thuật” với người kia, cuối cùng, chẳng bên nào được lợi mấy. Trong nội bộ tổ chức, lãnh đạo và nhân viên mất quá nhiều thời gian để gây khó dễ cho kế hoạch của nhau hơn là cho việc cùng nhau duy trì và phát triển công ty.
Nhưng đây chưa phải đã là điều tồi tệ nhất. Trò đôi bên cùng thiệt không giống như trận đấu bóng đá, trong đó kết cục phải được quyết định trong 90 phút đấu. Thay vào đó, trừ khi bị dừng lại, nếu không chúng sẽ kéo dài mãi. Trò chơi cứ tiếp diễn và cái thiệt mà đôi bên phải chịu sẽ trở nên ngày càng lớn hơn và biến thành trò mà ta có thể gọi là “xem ai thiệt hơn”. Trong cuộc chơi này, cả đôi bên đều hiểu họ sẽ không bao giờ thực sự thấy hài lòng, vì thế họ dành mọi nỗ lực để tìm cách khiến đối phương chịu thiệt nhiều hơn mình.
Cuộc chơi “xem ai thiệt hơn”, theo tôi, chính là trò nhà quản lý và nhân viên đề cập bên trên đang chơi. Nhà quản lý vốn chỉ quen trông đợi vào một tín hiệu rõ ràng và sự bảo vệ từ cấp trên có thể hoàn toàn ý thức được được hậu quả tồi tệ sau quyết định của mình, nhưng chẳng đáng so với kết cục xảy ra nếu anh ta chịu chấp nhận bất cứ mạo hiểm nào. Nhân viên, người hay ém đi thông tin và làm cả những việc khác làm giảm sự hài lòng của khách hàng và đồng nghiệp gần như hoàn toàn ý thức được lựa chọn của mình nhưng cái thiệt với cô cõ lẽ cũng quá ít, vì thể cô vẫn tiếp tục chơi trò “ai thiệt hơn”.
Rõ ràng, trò “ai thiệt hơn” chính là trò chơi tốn kém với những ai đã chơi. Các nhà quản lý tham gia không bao giờ thoát khỏi những mối sợ hãi và luôn phải sống trong âu lo. Nhân viên thì ngày càng thấy bức xúc và cay đắng. Nhưng giống như một người đã trót đâm lao, họ không thể dừng lại, dù đã rất mệt mỏi. Họ luôn tự hào vì mình “chịu thiệt ít hơn” (Một điều khá thú vị là câu “Tôi chịu thiệt ít hơn” (I lose less) trong tiếng Anh – ILL – lại có nghĩa là đau yếu).
Vậy chúng ta nên gì trong hoàn cảnh hiện nay? Tôi không phải là người bi quan, và tôi tin rằng chúng ta có thể cải thiện được tình hình. Chắc chắn, chúng ta không trông đợi cá nhân và tổ chức từ bỏ trò ăn thua một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, một khi chúng ta bắt đầu chơi trò “xem ai thiệt hơn” thì sẽ rất khó thuyết phục họ dừng lại trò ấy. Nhưng chúng ta có thể dạy cho các nhà quản lý cũng như nhân viên cách tư duy phê phán về toàn bộ tình huống họ đang tham gia. Càng hiểu trò chơi này, người ta càng dễ có những hành động tích cực hơn.
Và cũng thật may mắn khi các kỹ năng tư duy phê phán có thể học được và những lợi ích mà nó mang lại cho cá nhân và tổ chức có thể được đo lường trực tiếp. Vấn đề này sẽ được bàn đến trong dịp khác. Bây giờ, chúng ta có thể kết luận bằng việc ghi nhận rằng một thế giới toàn cầu hóa có khả năng trừng phạt những ai chỉ thích chơi trò được mất, và ủng hộ những ai biết có tư tưởng “cùng thắng”.
Thực tế, điều tôi muốn nói ở đây là chuyện “được thua” hay “xem ai thiệt hơn” gần như chỉ tồn tại trong hệ thống đóng, nơi không có thay đổi đáng kể nào và con người không có sự lựa chọn. Còn trong thế giới của chúng ta, thay đổi luôn diễn ra và con người luôn kiếm tìm cách đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Vì thế, những ai không thể tìm ra cách chơi trò đôi bên cùng thắng sẽ phải đối mặt những rủi ro rất lớn, và những ai không có kỹ năng tư duy phê phán sẽ vô cùng dễ tổn thương.
Theo Saga