Chẳng có gì đảm bảo cho việc con bạn sau này sẽ giàu có, kể cả cha mẹ chúng đã chuẩn bị đủ gia sản cho mấy đời sau!
Năm 9 tuổi, Thomas C.Corley từ thiếu gia con nhà một đại triệu phú và chỉ trong một đêm định mệnh, toàn bộ gia sản của gia đình ông đội nón ra đi. Những hành động, suy nghĩ của người cha đã khiến cậu tôi luyện được tinh thần thép trong khó khăn cùng gia đình.
Sau này, ông trở thành tác giả, diễn giả uyên thâm bậc thầy trong cách phân tích tư duy giàu-nghèo trên thế giới.
Hầu hết trong các cuộc thay đổi tâm lý của con người, ông đều mở đầu bằng ba câu hỏi:
– Bao nhiêu người mong muốn kiếm được nhiều tiền? Rất nhiều cánh tay giơ lên.
– Bao nhiêu người nghĩ sẽ thành công về tài chính? Phân nửa sinh viên vẫn giơ tay.
Rồi câu cuối cùng khiến hội trường rơi vào im lặng như thứ ma thuật ru ngủ con người.
– Áp dụng các khóa học ở trường có giúp bạn giàu có?
Rõ ràng người trẻ muốn thành công và suy nghĩ không ngừng về điều đó, nhưng chẳng ai trong số giảng viên hoặc cha mẹ hướng dẫn chúng cả.
Thực tế những người nghèo và những người giàu có thói quen khác biệt, làm ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tư duy giàu/nghèo của trẻ. Thế nhưng ở Mỹ người ta cho đó là việc chia rẽ, cô lập người nghèo dẫn đến những ấn tượng xấu về người giàu.
Sau 5 năm nghiên cứu hàng trăm trường hợp, Thomas đã chỉ ra rằng: Khoảng cách giàu nghèo khó xích lại gần là do thói quen dạy dỗ trẻ hàng ngày.
Trẻ con cũng có những ước mơ hoài bão, vậy nên việc cổ vũ là hướng dẫn trẻ cách đạt được mục tiêu sẽ khiến chúng hứng thú và dễ đạt được những thành quả bất ngờ.
Trong cuốn sách “Rich Kids”, Thomas chỉ ra những thói quen của cha mẹ giàu áp dụng cho con cái của mình:
1. Yêu cầu trẻ đọc 1-2 cuốn sách giáo dục một tháng và lập mục tiêu hàng tuần, tháng, năm.
2. Cho trẻ ít hơn một giờ trên Internet hoặc truyền hình.
3. Khuyến khích trẻ tham gia sinh hoạt ngoại khóa hoặc tình nguyện mỗi tuần.
4. Dạy trẻ về tầm quan trọng của gia đình và các mối quan hệ như yêu cầu trẻ gọi điện cho người thân, bạn bè,…vào dịp đặc biệt hoặc cảm ơn vì nhận được món quà tặng.
5. Trấn an trẻ rằng thất bại là điều tốt, không có gì xấu và trẻ cần hiểu được rằng: Không ai thành công mà không trải qua thất bại
6. Phạt trẻ khi chúng giận dữ để chúng hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc.
7. Khuyến khích trẻ trở nên thành công và giàu có, bên cạnh đó dạy trẻ tiết kiệm ít nhất 25% số tiền hoặc phần thưởng được nhận. Người thành công luôn là người biết cách quản lý tiền.
8. Dạy trẻ cách quản lý thời gian và thứ tự hoàn thành các công việc. Phụ huynh hãy dành ít nhất mỗi giờ một ngày để trò chuyện với trẻ và nếu trẻ chưa hoàn thành trên 70% danh sách công việc thì hãy đồng hành cùng chúng.
9. Luôn tôn trọng sở thích, đời sống tâm hồn của trẻ và đặc biệt là dành cho chúng sự quan tâm, chia sẻ tốt nhất để trẻ phát huy tối đa năng lực của những “siêu nhân nhỏ tuổi”
Đã đến lúc khoảng cách giàu nghèo trở thành cuộc chiến thay đổi tư duy của, phụ huynh và nhà trường nên phối hợp với nhau để ươm những “thói quen người giàu” cho trẻ càng sớm càng tốt.
Theo Cafebiz