Kế hoạch kinh doanh – Tại sao?

Bản kế hoạch kinh doanh giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xảy ra.
Kế hoạch kinh doanh giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy ra trước khi trở nên quá muộn
Có 3 lý do chính để bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn:

1. Quá trình nghiên cứu để xây dựng kế hoạch kinh doanh buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đặt bút viết. Công việc nầy đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.

2. Công trình của bạn (bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh) là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, nó giúp bạn quản lý công việc và đi đến chỗ thành công.

3. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp truyền đạt ý tưởng của bạn đến các đồng nghiệp và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính của bạn.
Ngoài ra bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xảy ra. Nói một cách khác, bản kế hoạch kinh doanh có thể ngăn ngừa bạn không đi vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ.
Ba phần của một bản kế hoạch kinh doanh:
1. Ý tưởng
* Kinh doanh nghành nghề gì?
* Tại sao chọn nghành nghề nầy?Mục tiêu xây dựng trở thành doanh nghiệp mạnh về mặt nào?
* Kinh doanh sản phẩm gì?
* Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp?
* Đối thủ cạnh tranh là ai?
* Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh?
2. Khách hàng
* Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai?
* Doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho khách hàng?
* Hiện có bao nhiêu khách hàng?
* Doanh nghiệp cần bao nhiêu khách hàng?
* Cách thức khách hàng mua sản phẩm là gì (hành vi)?
* Hiện khách hàng mua sản phẩm tại đâu (kênh)?Làm thế nào khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp?
* Cơ hội và rủi ro chính của doanh nghiệp sẽ là gì?
3. Vốn (hoặc tiền mặt)
* Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?
* Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt?
* Cần bao nhiêu vốn lưu động?
* Sẽ khống chế ngân sách gì?
* Làm thế nào kiểm tra tài chính?
* Khả năng phát triển đến mức nào?

Theo Marketing chiến lược