Phải xuất phát từ những thành tích thực tế để đánh giá năng lực của nhân viên, không thể căn cứ vào ý kiến của nhân viên khác, hoặc sự yêu ghét của bản thân lãnh đạo để đánh giá thành tích của nhân viên.
Ảnh minh họa
Mỗi người lãnh đạo đều phải hiểu rõ:
Giữa các nhân viên chắc chắn sẽ có cạnh tranh, cạnh tranh có thể chia làm hai loại. Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh xấu (không lành mạnh). Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh, tích cực dẫn dắt để có cạnh tranh lành mạnh trong nhân viên.
Con người ta đều có tình cảm tốt, đều hâm mộ những sự vật tốt đẹp. Sự hâm mộ này đều bắt nguồn từ việc mong muốn những thứ mình không có mà người khác có. Giữa những người có quan hệ mật thiết thì sự hâm mộ này biểu hiện càng rõ. Tình cảm này sẽ mất đi khi xác định rõ quan hệ nào đó. Ví dụ giữa hai người yêu nhau, hễ xác định được quan hệ hôn nhân. Sở trường của đối phương được người khác sở hữu, thì sự hâm mộ này sẽ mất đi.
Sự hâm mộ sẽ thay đổi theo sự điều chỉnh của tâm trạng. Có người hâm mộ sở trường của người khác thì nghĩ mình cũng phải cố gắng rèn luyện, chịu khó học tập được sở trường của người khác. Mọi người đạt được sự nhất trí về mặt năng lực kỹ thuật. Người này sẽ biến sự hâm mộ thành động lực học tập và công tác, thông qua việc thi đua với đồng nghiệp để loại bỏ khoảng cách về năng lực. Hành động này sẽ dẫn đến cạnh tranh và chính là cạnh tranh lành mạnh.
Cạnh tranh lành mạnh rất có ích đối với cơ quan, đơn vị, nó làm dấy lên bầu không khí thi đua học tập và làm việc để nâng cao khả năng, trình độ của mình như nắm vững các kỹ năng, làm thế nào để đạt được thành tích lớn hơn nữa…Như thế năng lực làm việc của công ty đơn vị sẽ nâng lên môt bậc rất cao. Quan hệ giữa mọi người sẽ ngày càng tốt hơn. Nhưng cũng có một số người biến sự hâm mộ ấy thành sự ghen ghét, đố kỵ. Họ nghĩ làm thế nào trói buộc chân người khác, vu tội cho người có năng lực, làm hại thanh danh người khác, làm thế nào để đồng nghiệp không hoàn thành được nhiệm vụ vv…Cách làm của họ chính là thông qua việc níu chân những người tiên tiến để mọi người như nhau, từ đó mà che đậy sự bất tài của mình.
Hành động này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh xấu (không lành mạnh) trong đơn vị, công ty. Nó sẽ khiến mọi người trong đơn vị, công ty cảnh giác, dè chừng lẫn nhau, đề phòng người khác tính kế làm hại.
Như vậy mọi tinh lực, tâm tư của đại bộ phận nhân viên đều tập trung vào việc xử lý mối quan hệ giữa con người với nhau. Lãnh đạo cũng sẽ bị lôi kéo vào việc vạch tội lẫn nhau, tố cáo lẫn nhau. Từ đó mà kết quả, thành tích của đơn vị công ty sẽ giảm đi nhanh chóng. Trong đơn vị, công ty như vậy, mọi người thi nhau rút khỏi vị trí công việc khó mà hoàn thành, không ai dám xuất đầu lộ diện. Mọi ngời sẽ cảm thấy mệt mỏi. Kết quả thành tích của công ty sẽ không thể cao được. Lãnh đạo nhất thiết phải quan tâm đến sự thay đổi tâm lý của nhân viên. Trong công ty phải tìm cách đề phòng cạnh tranh xấu thiếu lành mạnh tích cực dẫn dắt để có sự cạnh tranh lành mạnh.
Nói chung có mấy bí quyết để có cạnh tranh lành mạnh sau:
1. Lãnh đạo phải sáng tạo ra một cơ chế đánh giá thành tích, kết quả một cách chính xác, phải đánh giá năng lực nhân viên từ thành tích, kết quả thực tế. Không thể căn cứ vào ý kiến của nhân viên khác, hoặc sự yêu ghet của bản thân lãnh đạo. Tóm lại, tiêu chuẩn đánh giá phải hết sức khách quan, ít những tiêu chuẩn chủ quan.
2. Lãnh đạo phải tạo ra một cơ chế công khai trong nội bộ công ty, đơn vị. Để mọi người tăng cường tiếp xúc, tăng cường giao lưu, có điều gì, chuyện gì nói ngay và nói công khai.
3. Lãnh đạo không nên khích lệ những động tác nhỏ nhặt như tố cao, cáo giác nhau vv…Lãnh đạo không thể để nhân viên giám sát lẫn nhau, không nên chỉ nghe theo một phía.
4. Lãnh đạo kiên quyết trừng phạt những nhân viên vì tư lợi mà công kích đồng nghiệp, phá hoại công việc bình thường của đơn vị, công ty. Phải loại bỏ những “con ngựa lại đàn” có thế mới giữ được yên ổn cho đơn vị, công ty.
Tóm lại, lãnh đạo là hạt nhân, hình mẫu trong công ty, đơn vị. Mỗi việc làm, lới nói của lãnh đạo đều có tác dụng rất quan trọng trong thực tế và chế độ. Lãnh đạo phải nhúng tay vào cả hai mặt ngăn chặn cạnh tranh thiếu lành mạnh, tích cực khuyến khích, dẫn dắt cạnh tranh lành mạnh. Để trái tim mọi nhân viên đều hướng về một điểm, mọi nguồn lực hướng về một chỗ, khiến công việc của đơn vị công ty ngày càng tốt hơn.