Tình hình kinh tế khó khăn làm cho quá trình xin việc kéo dài. Điều đó tạo ra một lỗ hổng thời gian trong sơ yếu lý lịch của bạn. Kết quả là nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ về khả năng của bạn. Vậy phải xử lí ra sao? Dưới đây là cách xử lý bạn có thể áp dụng:
Ảnh minh họa
1. Giải thích lí do
Nếu bạn đã thất nghiệp trong vòng 4 tháng hoặc lâu hơn, hãy giải thích cụ thể và trung thực lí do của tình trạng đó trong thư xin việc của mình.
2, Không thu hút sự chú ý vào lỗ hổng đó
Thay vì liệt kê danh sách công việc theo trình tự thời gian, bạn có thể sử dụng sơ yếu lí lịch dạng tính năng – trong đó nêu ra kinh nghiệm của bạn theo loại hình công việc. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào kinh nghiệm và khả năng của bạn hơn.
3, Chỉ liệt kê năm
Thay vì liệt kê tháng, năm bạn bắt đầu và kết thúc từng công việc, hãy chỉ viết năm. Đồng thời, hãy chuẩn bị để đưa ra các chi tiết trong cuộc phỏng vấn bởi nhà tuyển dụng có thể muốn biết thời gian cụ thể.
4. Chứng tỏ bạn đã đạt được những gì trong thời gian đó
Nếu bạn dời thị trường lao động để nuôi con hay chăm sóc người thân đau ốm, hãy đề cập tới những kĩ năng bạn rút ra được trong thời gian đó. Dù không làm việc nhưng bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích trong cuộc sống.
5. Làm công việc tình nguyện
Nếu không thể tìm được một công việc, bạn có thể tham gia một hoạt động tình nguyện thích hợp nào đó và nêu nó trong sơ yếu lý lịch của mình. Kinh nghiệm làm tình nguyện cũng là một tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên
6. Làm nổi bật những thành tựu của bạn
Bạn có thể để phần “ Thành công” ở ngay đầu sơ yếu lý lịch. Như vậy, bạn sẽ hướng nhà tuyển dụng tới những gì bạn có thể mang lại hơn là các mốc thời gian.
7. Bao gồm cả kinh nghiệm không liên quan trong sơ yếu lý lịch
Nếu bạn từng làm việc trong một lĩnh vực không liên quan tới vị trí bạn đang tìm kiếm, hãy đề cập công việc đó trong phần “ Kinh nghiệm không liên quan” và giải thích nó trong thư xin việc của bạn. Dù gì, nó có thể lấp đầy phần nào những lỗ hổng trong sơ yếu lý lịch của bạn.