Bí quyết để thành người quản lý giỏi

Nhiều người cho rằng, những người giỏi chuyên món chưa hẳn đã quản lý tốt. Bởi muốn trở thành một người quản lý giỏi, doanh nhân cần biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình. 

Ảnh minh họa

Sau đây là những cách nâng cao kỹ năng quản lý…

Tự quyết trong mọi tình huống
Hãy chủ động với quyết định và không được trông chờ vào quyết định của người khác. Một người sếp giỏi không thể là một người thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình.

Kiểm tra và tự trau dồi kiến thức cho bản thân
Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khởi nghiệp, mỗi người cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Hãy kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước xem những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình.

Cần phải phát huy sự sáng tạo của nhân viên
Hãy để tất cả các “bộ óc” trong nhóm làm việc của bạn cùng hoạt động và đưa ra các sáng kiến thay vì bạn là người đưa ra mệnh lệnh và họ thi hành theo. Thật là nguy hiểm khi nhân viên của bạn làm việc như một cái máy. Hậu quả là khi có tình huống nguy kịch xảy ra, họ sẽ không tự giải quyết được công việc vì họ đã bị bạn tước mất khả năng phán đoán và suy nghĩ. Là một quản lý giỏi, bạn phải là người mang đến công việc và trao quyền cho nhân viên. Bạn phải khiến họ suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi.

Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm
Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình.

Phải có kinh nghiệm phản biện lưu loát
Bạn hãy đóng vai trò “người biện hộ cho ma quỷ”, phản biện lại với các nhân viên của mình. Chính những lúc phản biện này sẽ kích thích sự sáng tạo cũng như đề phòng các tình huống bất trắc cho nhóm của bạn.

Tự kiểm tra và học lại
Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng.

Lập một hệ thống theo dõi công việc trong mạng nội bộ
Hãy để nhân viên của bạn tham gia vào quá trình hoàn tất công việc của mình. Đừng chăm chăm theo dõi nhân viên “Anh đang làm đến đâu rồi?, Anh sắp xong chưa?…” Nó khiến nhân viên cảm thấy bản thân họ như trẻ con.

Học cách lắng nghe và hiểu người khác
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường xuyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt.

Phải có phương án dự bị cho một kế hoạch làm việc hoàn hảo
Khi nhân viên bạn đưa ra một phương án, hãy nói với họ rằng ” Cái này theo tôi thật là hay và sáng tạo. Tuy nhiên, tôi nghĩ còn có thể có thêm các phương án khác nữa”. Trong trường hợp có một phương án bị “phá sản” do tình huống khách quan hoặc chủ quan, các phương án còn lại sẽ giúp công ty bạn không kẹt vào thế bị động.

Đặt nhân viên của mình lên trên hết
Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc.
Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã nói: “Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình”.