Vì lý do nào đó mà bạn xác định mình cần chuyển đổi công việc, chuyển đổi môi trường làm việc thì phải làm ngay những bước dưới đây.
Ảnh minh họa
1. Update lại CV
Nhiều năm liền bạn không làm mới lại CV của mình thì đây là lúc bạn nên dành thời gian để update những thông tin mới cho nó. Bạn cần chú ý những chi tiết rất nhỏ như công việc lúc đó bạn đã làm gì, ai là người quản lý, địa chỉ liên hệ với những người đó… Nhiều năm liền, có thể bạn đã quên đi những chi tiết nhỏ ấy, nhưng nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn và có thể sẽ lúng túng khi phải nhớ lại.
2. Những kỹ năng chính trong chuyên môn
Mỗi một môi trường làm việc, dù cùng chuyên môn nhưng bạn sẽ học được những kỹ năng khác nhau theo tính chất của từng lĩnh vực. Điều này được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao, khi thấy bạn là người có chuyên môn vững vàng trong những dự án, sản phẩm đã làm việc.
3. Suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp
Điều này không hề mới nhưng nếu bạn không tự tin trả lời khi phỏng vấn thì cũng không được sự đánh giá cao. Hãy suy nghĩ về nó, với những mục tiêu mà bạn có thể đạt được, cùng với việc sẽ làm gì để đạt được nó.
4. Chú ý tới người tham khảo
Nhà tuyển dụng có thể gọi điện tới bất kỳ ai trong số những người bạn đưa thông tin về người tham khảo. Vì vậy bạn nên trung thực khi đưa ra bất kỳ thông tin gì. Việc thổi phồng mức lương hoặc năng lực lên thực sự không tốt nếu như bạn không đạt tới mực đó. Vì nhà tuyển dụng sẽ trả lương theo mặt bằng của công việc chứ không phải vì kinh nghiệm làm việc của bạn.
5. Mở rộng cơ hội nghề nghiệp
Có nhiều lĩnh vực có liên quan, bổ trợ cho nhau. Bạn thích một công việc nào đó mà chưa tự tin để dấn thân thì hãy cho mình cơ hội để thử sức trong lần thay đổi này. Chỉ cần bạn tự tin để nỗ lực để học hỏi trong công việc mới thì chắc chắc sẽ thành công.