Một trong những áp lực lớn nhất trong công việc là luôn phải “chiến đấu” với đối thủ cạnh tranh và các đồng nghiệp khác để giành giật lấy khách hàng, phí hoa hồng, và sự công nhận từ cấp trên.
Ảnh minh họa
Do đó, khi làm việc trong các lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao, thay vì tập trung vào công việc, bạn lại phải thường xuyên quan tâm, để ý đến những gì mà người khác đang làm để cố gắng bắt kịp và vượt xa họ.
Mức độ cạnh tranh đặc biệt cao trong các lĩnh vực như giải trí, thể thao, các công việc có liên quan đến phí hoa hồng, tiền thưởng,…
Để đánh giá mức độ cạnh tranh trong các công việc, trang Business Insider đã tiến hành so sánh 974 ngành nghề khác nhau trong danh sách của Bộ Lao đông Hoa Kỳ.
Tiêu chí đánh giá công việc là mức độ đòi hỏi người lao động phải cạnh tranh hoặc phải nhận thức được áp lực cạnh tranh trong công việc mình làm.
Mức độ cạnh tranh của công việc được đánh giá trên thang điểm 100. Công việc nào có số điểm trên 75 điểm chứng tỏ công việc đó có mức độ cạnh tranh cực kỳ cao.
Sau đây là danh sách 9 công việc có mức độ cạnh tranh cao nhất:
1. Biên đạo múa
Chỉ số cạnh tranh: 96
2. Nhà thơ, nhạc sĩ và nhà văn
Chỉ số cạnh tranh: 95
3. Vận động viên
Chỉ số cạnh tranh: 94
4. Nhân viên kinh doanh, môi giớ chứng khoán và hàng hóa:
Chỉ số cạnh tranh: 93
5. Kỹ thuật viên kỹ thuật âm thanh
Chỉ số cạnh tranh: 89
6. Nghệ sĩ trang điểm
Chỉ số cạnh tranh: 88
7. Nhà soạn nhạc và cải biên
Chỉ số cạnh tranh: 88
8. Môi giới bất động sản
Chỉ số cạnh tranh: 88
9. Nhà quản lý của các nghệ sĩ và vận động viên
Chỉ số cạnh tranh: 85