5 cách điều tiết cảm xúc trong công việc

Cảm xúc là điều gì đó hết sức phức tạp. Những cảm xúc khác nhau có thể giúp bạn giải quyết nhiều công việc khó khăn một cách dễ dàng nhưng cũng có thể ngăn trở bạn đạt tới trạng thái làm việc tốt nhất.

Ảnh minh họa

Sự khác nhau giữa việc bạn để cảm xúc chi phối quá nhiều hay đơn giản chỉ là thể hiện cảm xúc trong công việc là gì? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn nhìn nhận các cảm xúc như thế nào và xác định giá trị của chúng ra làm sao. Dưới đây là 5 lời khuyên, giúp bạn luôn đặt cảm xúc của mình trong vùng an toàn, rõ ràng, minh bạch hơn.

Hãy lùi lại
Luôn luôn có một ranh giới trước thời điểm cơn giận dữ của bạn bùng nổ. Lúc đó, thay vì hằm hằm chạy vào phòng sếp phàn nàn hay quát tháo ầm ĩ, hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc, ngồi xuống ghế, xác định xem đâu là nguyên nhân làm bực mình và vạch sẵn trong đầu các phương án giải quyết tối ưu. Sau đó, hãy lập tức cho sếp xem những phương án đó với sự bình tĩnh, cố gắng cho sếp thấy thái độ cầu thị và biết sửa chữa sai lầm của mình. Cách xử lý tình huống bằng lý trí này ít nhất cũng cho sếp hiểu bạn là người chuyên nghiệp trong công việc và luôn giữ được “cái đầu lạnh” trước mọi bất trắc xảy ra. Dĩ nhiên, điều này sẽ rất khó thực hiện đối với nhiều người, đặc biệt là những người không có thói quen che giấu những cơn bùng phát cảm xúc của mình. Nhưng nên nhớ rằng, đợi cho màn sương tan hết để thấy được toàn cảnh là điều hết sức quan trọng. Nếu không làm thế, bạn rất có thể bị xếp vào loại người không kiềm chế được bản thân. Và dĩ nhiên, cơ hội trở thành người quản lý người khác sẽ rất thấp, bởi ngay bản thân còn chưa quản lý được thì còn quản lý được ai nữa.

Đọc các tín hiệu một cách thận trọng

Nếu như bạn là một trong số những người có nguồn năng lượng vô tận, hăng hái trong mọi công việc và luôn coi thế là ưu điểm của mình thì nay nên cân nhắc lại. Hãy chắc chắn rằng sự nhiệt tình của bạn không vượt qua giới hạn cho phép. Trong một ấn bản gần đây nhất của Havard Business Review (Tạp chí kinh doanh Havard), Collen Barrett,- Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Southwest Airlines đã nói: “Tôi thích dựa vào những người trầm tĩnh xung quanh mình. Họ luôn biết trao cho tôi những cái nhướng mày đầy ngụ ý – hãy ghìm cảm xúc xuống một chút”. Bạn không cần phải là tổng giám đốc của một công ty lớn mới có thể đọc được những dấu hiệu cho thấy mình đã qua giới hạn về cảm xúc. Tất cả những bạn cần làm là quan sát một cách cẩn thận điệu bộ, cử chỉ, thái độ (body language – ngôn ngữ thân thể) của những người xung quanh bạn. Đó chính là những tính hiệu rõ ràng nhất về việc bạn có rơi vào tình trạng bộc lộ quá nhiều cảm xúc hay không.

Không bao giờ để mọi người thấy ban lo lắng (hay khóc lóc)

Khả năng làm việc theo nhóm – hay là người đứng đầu – là những kỹ năng tiêu chuẩn mà bạn sẽ rất cần cho sự thành công trong sự nghiệp .Trong một môi trường chuyên nghiệp, thành công của một tập thể sẽ dựa rất nhiều vào việc cho và nhận diễn ra giữa các thành viên trong tập thể đó – tất cả vì một mục đích chung. Những buổi họp có thể là lúc thử thách cảm xúc – khi các thành viên chia sẻ ý kiến, sự tin tưởng với nhau. Là một người lãnh đạo, khả năng làm chủ cảm xúc của mình và các thành viên là yếu tố quyết định. Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát cảm xúc của những người khác là lắng nghe những gì họ nói và bộc lộ sự thấu hiểu những cảm giác của họ. Mọi người ai cũng muốn nghe và được nghe, đặc biệt ở công sở, nơi họ luôn phải vùi đầu vào công việc. Để khống chế cảm xúc của mình, hãy cố gắng tập trung, giữ bình tĩnh và luôn phải nhủ thầm rằng mọi người đang nhìn vào mình như người hướng dẫn cảm xúc cho họ. Nếu cảm xúccủa bạn bị bùng phát, của họ cũng vậy. Khi cảm thấy mọi thứ có vẻ không được như ý, hãy gợi ý một quãng thời gian nghỉ giải lao ngắn. Đi bộ hay rửa mặt bằng nước lạnh là những phương pháp hữu hiệu để lấy lại thăng bằng. Hãy tách ra khỏi nhóm để có thể tìn hiểu kỹ càng đâu là nguyên nhân làm mọi người không kìm chế được cảm xúc, phác thảo nhanh đường hướng giả quyết tức thời.

Tìm một người tin cậy để chia sẻ thành công cũng như thất bại
Đôi khi, chỉ cần nói chuyện với một ai đó am hiểu về những tình huống hay gặp trong đời sống công sở cũng đủ gíup bạn cải thiện được khả năng kiềm chế cảm xúc của mình. “Dốc bầu tâm sự” với những người không có chung tâm trạng liên quan đến công ty hay công việc bạn đang làm hại đến ai, lại giúp bạn giải toả những cảm xúc bị dồn nén. Tuy nhiên, phải hết sức khéo léo và cân nhắc trong việc lựa chọn người tin cậy này và và cũng nên suy nghĩ đôi ba lần trước khi tuôn ra hết những gì chất chứa trong lòng. Bởi nếu người tin cậy lại phản bội niềm tin của bạn thì đó quả là điều tệ hại nhất trên đời.

Giữ cho cuộc sống cân bằng
Một trong những cách cân bằng cảm xúc trong công việc là cân bằng cuộc sống ngoài công việc. Nếu cuộc sống riêng tư của bạn tràn đầy hạnh phúc, điều đó cũng được thể hiện ở công sở. Sức chiụ đựng của bạn trong các tình huống đòi hỏi bộc phát nhiều cảm xúc sẽ cao hơn rất nhiều và chắc chắn khi đó, bạn luôn tìm ra các phương án giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn những người khác rất nhiều.