Bạn luôn thắc mắc tại sao bạn làm việc trong công ty đã lâu nhưng mãi mà vẫn chưa được thăng chức. Trong khi đó, những đồng nghiệp cùng lứa với bạn đều đã trở thành sếp. Bạn hãy thử đánh giá bản thân mình bằng cách tham khảo những lý do dưới đây:
Ảnh minh họa
Bạn là một nhân viên lười biếng
Bạn có phải là một người hay đi làm muộn và về sớm, thường xuyên gọi điện thoại xin nghỉ ốm vào ngày thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần? Bạn thỉnh thoảng hoàn thành công việc không đúng hạn? Với những lý do như là máy tính bị hỏng, chỉ dẫn công việc không rõ ràng, bạn không nhận được sự hợp tác của mọi người.
Bạn làm việc “tạm được”
Bạn không lười biếng. Bạn đi làm đúng giờ và khả năng làm việc bình thường, nhận một mức lương bình thường. Đó chính là vấn đề. Làm việc tạm được, bình thường chỉ đủ để được tiếp tục làm việc ở công ty chứ không thể được thăng chức với trách nhiệm công việc cao hơn. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn không được thăng chức.
Bạn mờ nhạt
Bạn không chỉ làm tốt công việc của mình mà bạn cần phải thể hiện cho mọi người biết khả năng làm lãnh đạo của bạn. Hãy làm mọi việc để gây sự chú ý cho những người có khả năng cân nhắc bạn. Thể hiện tài lãnh đạo cũng như khả năng vượt trội của bạn trong các hoạt động tình nguyện như viết các bài báo cho mục bản tin dành cho nhân viên, tập luyện cho đội bóng của công ty, tham gia các hoạt động đoàn thể trong công ty. Bạn có thể vừa giúp cho công ty cũng như là sự nghiệp của bạn.
Bạn là một nhân viên hay gây khó chịu
Hãy thể hiện là một nhân viên vượt trội trong đám đông nhưng không phải bằng cách gây khó chịu cho người khác. Bạn thường cằn nhằn, than phiền nhiều, làm mọi chuyện trở nên rắc rối, gây phiền hà cho sếp và những người khác trong công ty? Nếu bạn là người như vậy thì có lẽ bạn sẽ không có cơ hội thăng chức đâu.
Bạn không điều chỉnh được công việc của mình
Thật là ngạc nhiên khi mà có nhiều nhân viên cấp dưới làm việc không tốt bởi vì họ thấy rằng công việc họ làm “không xứng” với khả năng của họ. Bản báo cáo, email của họ luôn có những lỗi chính tả, không quan tâm, để ý đến nhu cầu của khách hàng. Họ sẽ quan tâm đến công việc của họ hơn khi họ được tăng lương và được hưởng điều kiện làm việc tốt hơn. Nếu bạn thuộc kiểu nhân viên như vậy thì sẽ chẳng có sếp nào muốn tạo cơ hội thăng tiến cho bạn.
Bạn không nghiêm túc
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể ăn mặc “mát mẻ” vào ngày thứ Sáu thì chắc chắn mọi người sẽ cho là bạn không có sự đúng đắn của một người quản lý. Hãy ăn mặc chỉnh tề giống sếp. Ngoài ra, một biểu hiện của sự không chuyên nghiệp đó là khi nói chuyện với đồng nghiệp, bạn thường nói những từ lóng. Hãy lưu ý đến những lời nói của mình. Khi post ảnh của bạn lên mạng, hãy đưa những hình ảnh chuyên nghiệp mà không phải là những ảnh mà bạn đang ăn nhậu với bạn bè.
Bạn có những đồng nghiệp đối địch
Bất cứ một ai không thích bạn đều có thể gây khó dễ cho bạn trong quá trình thăng tiến. Những đồng nghiệp có thể ngầm phá hoại công việc của bạn. Nếu bạn có chút mâu thuẫn với trợ lý của sếp và khách hàng phàn nàn với sếp về bạn thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ trở nên xa vời.
Bạn đang cạnh tranh với những nhân viên “cưng”
Trong một số công ty, có rất nhiều nhân viên VIP hơn là những vị trí cấp cao. Nếu công việc của bạn có nhiều cạnh tranh, bạn cần phải thể hiện là một người nổi bật hơn họ thì bạn mới có cơ hội được thăng chức.
Công ty không có điều kiện để bạn phát triển
Nếu bạn làm việc trong một công ty với ngân sách eo hẹp, doanh thu thấp thì cơ hội thăng tiến của bạn cũng sẽ bị giới hạn. Ngoài ra, nếu yêu cầu tăng lương của bạn không được chấp nhận, thì hãy đề nghị sếp xem xét cơ hội thăng tiến của bạn theo một cách khác. Ví dụ, một vị trí công việc mới có thể chẳng tốn kém nhiều tiền bạc của công ty, ngoài chi phí làm card, hoặc bạn có thể đề nghị được làm việc trong một không gian rộng hơn, có thêm ngày nghỉ, thêm cơ hội đào tạo… Thăng chức không nhất thiết phải là tăng lương.