Dưới đây là bốn chiến thuật giúp bạn sống sót qua một mùa kinh doanh bận rộn.
Theo Jeff Liebel, một đối tác của công ty tư vấn quản lý Counterpoint Consulting có trụ sở tại Williamsville, New York thì đối với mọi doanh nghiệp, chỉ có một mùa hoặc vài mùa kinh doanh. Trong mùa nghỉ lễ, nhiều doanh nghiệp đang ở chế độ tăng tốc, thuê thêm nhân viên, quản lý nhiều hàng hóa trong kho hơn và thu được nhiều tiền hơn.
Dù mùa bận rộn nhất của công ty bạn là vào quý bốn của năm, suốt mùa hè hoặc vào bất kỳ thời gian nào khác trong năm thì có rất nhiều cách để kiểm soát những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu. Dưới đây là bốn chiến thuật giúp bạn sống sót qua một mùa kinh doanh bận rộn.
1. Chuẩn bị về nhân sự
Hầu hết các doanh nghiệp thành công nhất đều có các chương trình đào tạo để chuẩn bị nhân sự cho mùa kinh doanh bận rộn sắp đến, dạy họ cách phục vụ khách hàng năng suất và hiệu quả nhất và hỗ trợ cho các lĩnh vực khác đang có nhu cầu lớn hơn của công ty.
Liebel cho rằng: “Giả sử mùa kinh doanh bận rộn nhất của bạn là cuối năm. Về cơ bản, bạn cần từ 6- 8 tuần để có được một năm kinh doanh thành công. Nếu đội ngũ nhân viên của bạn không được chuẩn bị tốt, bạn sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng”.
2. Lưu ý vấn đề tiền bạc
Khi phần lớn doanh thu của bạn đến vào một thời điểm trong năm thì việc quản lý dòng tiền có thể là một thách thức thật sự. Liebel cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa phải chia nhỏ nguồn thu nhập của họ và các chi phí trong suốt cả năm và tuân thủ đúng theo ngân sách của họ.
Ông cho rằng sai lầm cơ bản mà các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa mắc phải là chi tiêu tiền quá thoải mái trong suốt các tháng thường. Hãy nhớ rằng số tiền phải được dàn trải qua nhiều tháng và bạn có thể sẽ tái đầu tư vào công ty khi lượng tiền nhập vào trở nên ít hơn nhiều.
3. Sử dụng thời gian ngoài thời vụ của bạn hiệu quả
Các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa thường có vài tuần hoặc vài tháng hoạt động với cường độ cao, sau đó thời gian biểu hàng ngày sẽ thay đổi. Theo Liebel điều này không dễ cải thiện vì nhân viên đã không trở lại guồng làm việc đó trong nhiều tháng. Liebel đã giới thiệu với khách hàng mô hình “Master Operating Cycle” (quản lý qui trình hoạt động) theo đó nhân viên sẽ duy trì các công việc hàng ngày nhưng cũng chuẩn bị cho sự thay đổi về công việc kinh doanh trong các tháng sắp tới.
Ông cho biết: “Nếu không dự tính từ trước, bạn sẽ lao ngay vào mùa vụ mới và dành vài tuần hoặc chỉ một tháng chỉ để hình dung lại tất cả mọi việc”. Thay vào đó, hãy thường xuyên xem xét nhu cầu theo mùa và tìm ra cách sắp xếp hợp lý các hoạt động hoặc làm trước những việc có thể làm trước như lập kế hoạch kiểm tra hàng trong kho trong những tháng không phải mùa vụ.
4. Tìm ra các nguồn doanh thu trong thời gian tạm lắng
Nhiều doanh nghiệp giải quyết những bất ổn về thu nhập bằng cách tìm nguồn doanh thu mới hoặc dây chuyền kinh doanh bổ sung. Ví dụ, các công ty về cảnh quan thường đảm nhiệm thêm việc bảo trì bất động sản, cày tuyết, trang trí nội ngoại thất trong các dịp lễ. Các nhà hàng đóng cửa sau mùa du lịch có thể cung cấp dịch vụ cung cấp thực phẩm hoặc các dịch vụ về thực phẩm khác. Các nhà sản xuất sản phẩm theo mùa có thể mở rộng dây chuyền hoặc tạo ra các sản phẩm đặc biệt dùng cho dịp lễ nhưng có thể bán trên thị trường suốt cả năm.
Cách mở rộng hoạt động như vậy có thể giúp bạn đảm bảo nhân viên luôn có việc làm, giữ lại các nhân viên giỏi. Nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi đầu tư vào một dây chuyền kinh doanh mới. Không phải ngành nào cũng đem lại lợi nhuận cao. Đôi khi các dây chuyền kinh doanh mới lại không được như mong muốn vì chúng choán mất thời gian hoặc các nguồn lực khác từ ngành kinh doanh ban đầu của bạn, điều này có thể gây hại cho bạn về lâu về dài.
Liebel cho rằng nếu cơ sở dữ liệu khách hàng tương tự như ngành kinh doanh hiện tại của bạn và việc đầu tư thời gian, nguồn lực không gây rủi ro cho các công việc kinh doanh khác của bạn, thì đây có thể là bước đi đúng đắn. Nếu không, hãy cứ tập trung phát triển công việc kinh doanh hiện tại của bạn.
Theo kienthuckinhte