MISA đồng hành cùng ngày hội chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa

Ngày 3-5/10/2024, MISA tham dự ngày hội công nghệ số do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức. Tại Diễn đàn chính sách địa phương với chủ đề: “Chuyển đổi số – bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Khánh Hòa” trong khuôn khổ sự kiện, MISA đã có bài tham luận về giải pháp nền tảng số thúc đẩy chuyển đổi số của tỉnh.

Tổng Giám đốc MISA Đinh Thị Thúy  (Thứ 4 từ phải sang) dẫn dắt đoàn MISA tham dự Ngày hội công nghệ số tỉnh Khánh Hòa năm 2024

Sự kiện có sự tham dự chủ trì của ông Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng sự góp mặt của 250 đại biểu là lãnh đạo Bộ, ngành, lãnh đạo Tỉnh ủy, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh và lãnh đạo nhiều tỉnh/thành phố khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên như: Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Lâm Đồng.

Tại diễn đàn, ở góc độ doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ, bà Nguyễn Thị Phương Quyên – Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Khối kinh doanh thị trường doanh nghiệp Vừa, Công ty Cổ phần MISA đã có bài phát biểu phân tích về những vấn đề doanh nghiệp SMEs gặp phải trong quá trình chuyển đổi số. Từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương chuyển đổi số hiệu quả để tăng trưởng bền vững, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Bà Nguyễn Thị Phương Quyên – Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Khối kinh doanh thị trường doanh nghiệp Vừa, Công ty Cổ phần MISA phát biểu tham luận về giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho tỉnh Khánh Hòa

Theo bà Quyên, để đẩy nhanh chuyển đổi số, các doanh nghiệp nên sử dụng nền tảng số bởi đây được coi là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp. Ưu điểm của nền tảng số là dùng được ngay, thuận tiện, linh hoạt và dễ dàng phổ biến, triển khai diện rộng. Đặc biệt, khi càng có nhiều đơn vị tham gia vào nền tảng số thì chi phí sẽ càng rẻ đi. Mặt khác, với nền tảng số, các đơn vị không mất chi phí tự đầu tư cũng như quản lý, vận hành, duy trì.

Thấu hiểu những giá trị lớn mà nền tảng số mang lại, MISA đã phát triển các nền tảng số nhằm đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đặc biệt, từ đầu năm 2024, MISA đã phát triển và tích hợp trí tuệ nhân tạo AI  – Trợ lý số MISA AVA toàn diện vào các sản phẩm, dịch vụ của MISA giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất gấp nhiều lần.

Ở trụ cột Chính phủ số, MISA cung cấp nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành xây dựng tài chính số. Đây là giải pháp toàn diện góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính thống nhất toàn Bộ/Ngành/Địa phương, qua đó góp phần xây dựng ngành tài chính điện tử, Chính Phủ điện tử và Chuyển đổi số ngành tài chính. Nền tảng MISA FinGov hiện đang được ứng dụng tại hơn 55.000 đơn vị hành chính sự nghiệp trên toàn quốc. Tại tỉnh Khánh Hòa, MISA đã triển khai giải pháp MISA FinGov đến hơn 1000 đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Chính quyền số.

Ở trụ cột Kinh tế số, MISA cung cấp nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với hệ sinh thái hơn 40 ứng dụng đáp ứng đầy đủ nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp từ tài chính – kế toán, marketing – bán hàng, nhân sự đến văn phòng số. Hệ sinh thái MISA AMIS cho phép doanh nghiệp lựa chọn triển khai một số nghiệp vụ theo nhu cầu và sẵn sàng đáp ứng bổ sung thêm các nghiệp vụ khác khi doanh nghiệp mở rộng quy mô và gia tăng thêm nhu cầu quản lý ở các lĩnh vực khác chỉ trên một nền tảng duy nhất, giúp các SMEs tiết kiệm chi phí và dữ liệu được liên thông, xuyên suốt, có tính kế thừa cao. Đồng thời, nền tảng MISA AMIS cũng là trung tâm kết nối để mở rộng hệ sinh thái cho doanh nghiệp với hơn 1600 đối tác từ ngân hàng, thanh toán, sàn TMĐT, sàn tuyển dụng, giải pháp chuyên ngành, dịch vụ công, dịch vụ kế toán, thuế,…Thông qua cổng tích hợp, nền tảng sẵn sàng kết nối với bên thứ ba, các startup nhằm giúp doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích hơn và có thể đặc thù hóa tối đa theo yêu cầu của mỗi khách hàng.

Bên cạnh vấn đề quản trị doanh nghiệp, MISA còn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chuyển đổi số, tối ưu chi phí với nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Đây là kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng trên cả nước. Thông qua nền tảng, doanh nghiệp có thể thuê kế toán dịch vụ ở bất kì địa phương nào trong nước với mức chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với thông thường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được dữ liệu tài chính của mình ngay cả khi thuê dịch vụ kế toán. Nền tảng MISA ASP đã và đang được hơn 21.000 doanh nghiệp đang sử dụng.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp vấn đề về nguồn vốn vay, MISA đã triển khai nền tảng vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending nhằm kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với các ngân hàng uy tín. Các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử… của MISA có thể thực hiện vay vốn online 100% qua nền tảng MISA Lending mà không cần tài sản đảm bảo. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn và tham gia nền tảng, hệ thống MISA Lending sẽ tổng hợp dữ liệu dưới sự đồng ý của khách hàng và áp dụng thuật toán để gợi ý các khoản vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với tỷ lệ phê duyệt cao nhất từ mạng lưới các ngân hàng uy tín. Tỷ lệ vay vốn thành công cũng được ngân hàng xác nhận là cao gấp 8 lần so với hình thức doanh nghiệp vay vốn tín chấp truyền thống trước đây. Đây chính là gia trị của dữ liệu mà MISA đem đến cho chính khách hàng của mình.

Tính đến nay, MISA Lending đã liên kết thành công với các đối tác ngân hàng lớn  như Techcombank, MSB, Standard Chartered, MBBank,…và hỗ trợ giải ngân hơn 10.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp. 

Đối với các nhà hàng, cửa hàng, MISA cung cấp giải pháp phần mềm quản lý nhà hàng MISA Cukcuk đáp ứng mọi nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên sâu của tất cả các mô hình kinh doanh thực phẩm và đồ uống (F&B) và phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop giúp quản lý bán hàng đa kênh cho các cửa hàng bán lẻ với quy mô từ nhỏ đến các chuỗi cửa hàng lớn. 

Tại tỉnh Khánh Hòa, hiện có hơn 6.500 doanh nghiệp và hơn 30.000 nhà hàng, cửa hàng trên toàn tỉnh đang sử dụng giải pháp của MISA  ở trụ cột Kinh tế số.

Ở trụ cột Xã hội số, nền tảng MISA EMIS là giải pháp giúp các đơn vị giáo dục thực hiện quản lý giáo dục, quản lý trường học, cổng thông tin nhà trường – phụ huynh và phân tích dữ liệu giáo dục với đầy đủ nghiệp vụ quản lý (Quản lý học sinh, Giảng dạy, Thiết bị, Khoản thu, Thư viện, Giáo viên, Y tế, Văn thư,…). Nền tảng này hiện đang được triển khai tại hơn 22.000 trường học, gần 250 Phòng Giáo dục và gần 50 Sở Giáo dục và Đào tạo trên cả nước. Dữ liệu trên MISA EMIS sẽ được quản lý tập trung, liên thông từ Trường – Phòng Giáo dục – Sở Giáo dục, góp phần xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia ngành Giáo dục. Bên cạnh đó, MISA còn cung cấp ứng dụng Sổ thu chi MISA giúp quản lý tài chính cá nhân cho hàng triệu người dùng khắp cả nước.

Bên cạnh đó, MISA cung cấp các ứng dụng hướng đến người dùng cá nhân, góp phần đẩy mạnh chiến lược công dân số. Theo đó, MISA đã cấp tặng miễn phí gần hàng chục nghìn chữ ký số từ xa cá nhân MISA eSign cho người dân trên cả nước nhằm thúc đẩy xây dựng thói quen ký số trong các thủ tục hành chính điện tử. MISA cũng cung cấp Sổ thu chi MISA cho hơn 3,5 triệu khách hàng cá nhân giúp số hóa hoạt động quản lý tài chính cho từng người dân và hộ gia đình. Ở lĩnh vực giáo dục, MISA đã đưa ra các ứng dụng như SISAP để cải thiện liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh, cùng với giải pháp JETPAY – thanh toán không dùng tiền mặt theo khuyến nghị từ Chính phủ. Các giải pháp này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội số hóa, tạo ra một môi trường tiện lợi và an toàn cho giao dịch và liên lạc trực tuyến.

Kết thúc phần tham luận, trong phiên tọa đàm, Tổng Giám đốc MISA Đinh Thị Thúy khẳng định cam kết sẽ hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường diễn biến phức tạp hiện nay.

Bà Đinh Thị Thúy nhấn mạnh, MISA và các doanh nghiệp công nghệ nghệ  sẵn sàng đồng hành cùng với Tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông để tổ chức các chương trình đào tạo hướng dẫn trực tiếp cho các chủ doanh nghiệp và tổng giám đốc về cách sử dụng các giải pháp chuyển đổi số.

“Đây là điều mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng, vì trong thực tế, chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc phát triển giải pháp công nghệ thông tin cho các bộ phận chuyên môn. Chính các chủ doanh nghiệp và Tổng Giám đốc phải tham gia trực tiếp vào quá trình này, phải biết cách khai thác dữ liệu và sử dụng công nghệ để điều hành doanh nghiệp của mình, có thể truy cập và quản lý tất cả thông tin trên một thiết bị di động”, bà Thúy chia sẻ.

MISA sẵn sàng đồng hành cùng tỉnh Khánh Hòa triển Khai các chương trình đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để đồng hành cùng tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, MISA một số chương trình hỗ trợ như: Tặng miễn phí 01 năm sử dụng Phần mềm Quản lý công việc MISA TaskGov cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, UBND xã/thị trấn chưa bố trí được kinh phí. Với các doanh nghiệp, MISA tặng bộ giải pháp MISA AMIS Văn Phòng Số gói Starter. Voucher ưu đãi lên đến 30% hoặc trải nghiệm phần mềm miễn phí 03 tháng dành riêng cho các doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa từ ngày 01/10/2024 – 31/12/2024. Nhằm đồng hành thúc đẩy Công dân số, phát triển Xã hội số, MISA tặng miễn phí 01 năm sử dụng và 20 lượt ký Chữ ký số từ xa MISA eSign. Miễn phí lượt tải và sử dụng Sổ thu chi MISA.

Là một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam với gần 30 năm kinh nghiệm, MISA luôn không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm, giải pháp tốt nhất để phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp Việt. Với các nền tảng số ưu việt nêu trên, MISA cam kết đồng hành cùng chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa chuyển đổi số hiệu quả để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực.

Một số hình ảnh khác tại sự kiện:

MISA đón khách tham quan gian hàng triển lãm giải pháp công nghệ số của công tyy