Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Bộ trưởng Bộ TT-TT đánh giá cao hệ sinh thái số của MISA

Sáng 14/9 tại Nam Định, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I. Tại sự kiện, MISA đã giới thiệu hệ sinh thái số giúp đổi mới quản trị doanh nghiệp, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam.

Chương trình có sự tham dự của ông Trần Tuấn Anh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Gia Túc – Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Nam Định cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo của 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Trong khuôn khổ sự kiện, các lãnh đạo đã có chuyến thăm quan các gian hàng trưng bày giải pháp chuyển đổi số. Tại gian hàng MISA, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo các địa phương đã trực tiếp lắng nghe Tổng Giám đốc MISA Đinh Thị Thuý chia sẻ về các giải pháp trong hệ sinh thái số của MISA như nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Các lãnh đạo đánh giá cao hệ sinh thái số của  MISA  và  kỳ vọng MISA tiếp tục nghiên cứu đổi mới, sáng tạo  các giải pháp chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã  hội số.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham quan gian hàng và đánh giá cao các giải pháp chuyển đổi số của MISA

Tại phiên báo cáo chính, theo uớc tính của Bộ TT&TT cho thấy, tỷ trọng kinh tế số trên GDP cả nước liên tục tăng từ năm 2021 đến nay, từ 11,91% năm 2021 lên 14,29% năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 là gần 15%. Hiện tại, GDP kinh tế số Việt Nam có 70% từ doanh nghiệp ICT và 30% là từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Định hướng tầm nhìn đến năm 2025, tỷ trọng GDP kinh tế số đạt 20%, trong đó tỷ lệ đóng góp từ doanh nghiệp ICT là 30% và đóng góp từ các doanh nghiệp khác là 70%.

Tổng Giám đốc MISA Đinh Thị Thuý (thứ 3 từ trái sang) cùng lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp thăm quan gian hàng triển lãm giải pháp chuyển đổi số của MISA

Để thực hiện được mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, đóng góp vào kinh tế số, MISA đã phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Đây là nền tảng số Make in Vietnam vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh là giải pháp đổi mới sáng tạo toàn diện. 

Các giải pháp chuyển đổi số của MISA thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp địa phương

Để thực hiện được mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, đóng góp vào kinh tế số, MISA đã phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Đây là nền tảng số Make in Vietnam vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh là giải pháp đổi mới sáng tạo toàn diện. 

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS nhận giải thưởng Giải pháp đổi mới sáng tạo toàn diện

Nền tảng MISA AMIS là giải pháp giúp giải quyết được 3 bài toán khó của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi số.

Bài toán thứ nhất là doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa khó tiếp cận các giải pháp ERP toàn diện do chi phí rất cao trong khi tính năng quá dư thừa, không thể sử dụng hết.

Bài toán thứ hai là các SMEs đang ứng dụng giải pháp chuyển đổi số rời rạc, không kết nối với nhau và không kết nối với các hệ thống bên ngoài khác khiến dữ liệu phân mảnh, phải nhập liệu nhiều lần gây tốn thời gian và nhân lực.

Bài toán thứ ba là khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô dần lên thì ứng dụng đang triển khai không còn phù hợp nữa và cần phải thay. Nhưng khi thay thế thì khó có thể kế thừa dữ liệu lịch sử rất quan trọng ở ứng dụng cũ.

Để giải được các bài toán, nền tảng MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi  số đáp ứng  theo 3 yếu tố: Dễ triển khai, vận hành – Nhanh có hiệu quả – chi phí triển khai hợp lý. Qua đó, giúp doanh nghiệp đổi mới phương thức quản trị, nắm bắt cơ hội để tăng trưởng và phát triển trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức.

Theo ông Trịnh Văn Biển  – Giám đốc Chuyển đổi số MISA, để đảm bảo dễ triển khai, nền tảng MISA AMIS được thiết kế phù hợp với đặc thù của SMEs tại Việt Nam, có thể theo sát doanh nghiệp trong hành trình phát triển mà không cần phải thay đổi nền tảng và dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian đào tạo cho nhân viên. Bên cạnh đó, MISA AMIS được nghiên cứu phù hợp hệ thống tài chính – kế toán – thuế và các thông tư, nghị định, luật tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai với độ tương thích cao, nhanh đem lại kết quả. 

Nền tảng MISA AMIS với 4 mảng nghiệp vụ cốt lõi giúp quản trị tổng thể doanh nghiệp liên thông, xuyên suốt

“Về tốc độ triển khai, theo khảo sát của MISA, chỉ sau một thời gian ngắn triển khai nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tiết kiệm 25% chi phí, tăng 47% năng suất làm việc và 32% lợi nhuận”, ông Biển chia sẻ.

Đối với khía cạnh về chi phí, MISA AMIS với 4 phân hệ bao gồm tài chính – kế toán, marketing – bán hàng, nhân sự và văn phòng số được phân chia thành các ứng dụng nhỏ, phù hợp với mọi nhu cầu theo quy mô, ngành nghề và triển khai được theo từng giai đoạn của doanh nghiệp. Hệ sinh thái MISA AMIS cho phép doanh nghiệp lựa chọn triển khai một số nghiệp vụ theo nhu cầu và sẵn sàng đáp ứng bổ sung thêm các nghiệp vụ khác khi doanh nghiệp mở rộng quy mô chỉ trên một nền tảng duy nhất. Qua đó giúp các SMEs tiết kiệm chi phí và dữ liệu được liên thông, xuyên suốt, có tính kế thừa cao. 

Mặc dù chia tách nhưng các ứng dụng lại được kết nối chặt chẽ với nhau giúp các bộ phận trong doanh nghiệp giảm sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

“Hiện MISA AMIS đang được gần 250.000 doanh nghiệp tin dùng. Giải pháp tự tin sẽ hỗ trợ và nhanh chóng lan tỏa để phục vụ nhu cầu Chuyển đổi số của hơn 850.000 doanh nghiệp cũng như gần 5 triệu hộ kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết phát triển các nền tảng, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin góp phần thay đổi ngành kinh tế và giúp khách hàng thực hiện công việc theo phương thức mới, năng suất và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước và các quốc gia trên thế giới”, ông Trịnh Văn Biển khẳng định.

Ông Trịnh Văn Biển – Giám đốc Chuyển đổi số MISA chia sẻ về hệ sinh thái số giúp đổi mới quản trị doanh nghiệp

Bên cạnh vấn đề quản trị doanh nghiệp, MISA còn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chuyển đổi số, tối ưu chi phí với nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Đây là nền tảng kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng trên cả nước. Thông qua nền tảng, doanh nghiệp có thể thuê kế toán dịch vụ ở bất kì địa phương nào trong nước với mức chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với thông thường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được dữ liệu tài chính của mình ngay cả khi thuê dịch vụ kế toán. Nền tảng MISA ASP đã và đang được gần 20.000 doanh nghiệp đang sử dụng.

Ngoài các giải pháp chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế số, tại Diễn đàn MISA cũng giới thiệu các nền tảng, phần mềm phục vụ phát triển xã hội số như Sổ thu chi MISA, chữ ký số từ xa MISA eSign, ứng dụng chia sẻ thông tin nhà trường cho phụ huynh, thanh toán học phí không dùng tiền mặt MISA SISAP.

1. Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS (https://amis.misa.vn/)
2. Nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP (https://asp.misa.vn/)
3. Nền tảng kết nối vay vốn tín chấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (https://lending.misa.vn/)
Đối với xã hội số MISA cũng hỗ trợ người dân trở thành công dân số bằng các ứng dụng cài trên Mobile:
1. Sổ thu chi MISA (https://sothuchi.misa.vn/);
2. Chữ ký số từ xa MISA Esign (https://esign.misa.vn/);
3. App chia sẻ thông tin nhà trường cho phụ huynh, thanh toán học phí không dùng tiền mặt MISA SISAP (https://www.sisap.vn/)

Các nền tảng, sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của MISA luôn chú trọng đầu tư đổi mới, sáng tạo để đồng hành cũng các tổ chức, doanh nghiệp và người dân kiến tạo một xã hội số, kinh tế số tận dụng tối đa tiềm năng khoa học công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển của một Việt Nam hùng cường.

Một số hình ảnh tại sự kiện: