“Đứng núi này trông núi nọ” – hậu quả là “mất nhiều được ít”

“Ở đây không cần ta sẽ có nơi khác cần đến ta”. Người hiện đại khi lựa chọn ngành nghề cho mình tỏ ra rất lịch sự, rất “thoáng”. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt, người tìm việc và đơn vị tuyển lao động đều có quyền lựa chọn, ai có thực lực chuyên môn giỏi thì được nhận vào làm, những người có tâm trạng “đứng núi này trông núi nọ”, thì ngoài việc nếm trải cảm giác nắm chắc vận mệnh, họ chỉ có thể than thở rằng mình quá nóng vội, không thể thực sự đứng vững ở một công ty nào, mãi mãi chỉ là “lính mới” mà thôi.
Những người vì muốn được hưởng lương cao, được đãi ngộ cao mà chuyển cơ quan làm việc. Trên thực tế thì lại không như họ mong muốn. Thu nhập cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực nghiệp vụ, mà năng lực nghiệp vụ thì không phải một sớm một chiều mà có được, do vậy nay công ty này mai công ty khác, thì kết quả sẽ là “mất nhiều được ít”. Vì trong khi họ chuyển từ nơi này đến nơi khác thì không những làm cho năng lực không được nâng lên, thậm chí năng lực của họ còn bị mai một đi. Bởi sự bồi dưỡng khả năng chuyên ngành, đòi hỏi phải trải qua quãng thời gian tương đối dài, phải bỏ ra nhiều công sức. Liên tục thay đổi nơi làm việc không chỉ làm cho tinh lực của mình bị phân tán, mà còn làm cho tri thức về chuyên ngành không sâu, cuối cùng cái gì cũng không tinh thông, không chuyên nghịêp, và sẽ trở thành “hàng phế phẩm”, không được trọng dụng và đương nhiên có làm ở công ty nào thì thu nhập cũng không thể cao được. Như vậy tham vọng có thu nhập cao không thành hiện thực, mà sự ổn định trong công tác cũng không được bảm đảm, những người như vậy ngay cả việc làm cũng trở thành vấn đề, nếu còn nói đến thành đạt trong cuộc sống và sự nghịêp thì thật là nực cười. Vậy những hậu quả này do đâu? Đó là vì họ quá nôn nóng, không thực sự cố gắng tích luỹ
Điều đáng sợ là những bạn trẻ vì liên tục thay đổi việc làm mà bị mắc chứng bệnh tâm lý, họ cảm thấy càng ngày càng bị cô độc, không thích giao du với bạn bè, mất đi sự tự tin. Vì trong khi thay đổi việc làm họ tạo ra một thói quen: Trong công việc hơi gặp khó khăn là lại xin chuyển công ty, hơi có va chạm với đồng sự là muốn thôi việc, thấy nơi khác công việc thuận lợi hơn, thù lao cao hơn là lại muốn chuyển đến, có những người muốn chuyển đến công ty khác mà không hiểu lý do tại sao. Họ luôn có cảm giác công việc ở công ty sau sẽ tốt hơn. Họ cho rằng mọi vấn đề trong cuộc sống đều có thể được giải quyết thông qua việc chuyển cơ quan làm việc. Dần dà những người này không dũng cảm đối mặt với hiện thực nữa, họ không tích cực chủ động giải quyết khó khăn, mà tìm lý do này nọ để thoái thác trốn tránh, chẳng hạn như: Công việc này không đúng chuyên ngành của tôi, lãnh đạo không biết dùng người, nhân tài không gặp thời, người khác không hiểu tôi nên không có ý định hợp tác với tôi … Cuối cùng họ bị mất đi nhiệt huyết của tuổi trẻ, không có tinh thần tập thể – thứ quý giá nhất để thành đạt trong sự nghiệp. Họ trở nên nôn nóng, không chịu phấn đấu, hơi khó khăn là lùi bước, không có được cảm giác vui sướng của người thành đạt trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống. Họ không thể có lý tưởng cao đẹp và đương nhiên sẽ thường xuyên làm bạn với thất bại, rủi ro.
Từ năm 1835 Mác đã nhắc nhở các bạn trẻ: “Phương châm chủ yếu khi lựa chọn việc làm mà chúng ta phải tuân thủ là hạnh phúc của nhân loại và sự hoàn thịên của bản thân chúng ta. Không thể cho rằng hai lợi ích này đối địch nhau, lợi ích này tiêu diệt lợi ích kia, thiên tính của loài người là: Con người ta chỉ có làm việc vì sự hoàn thiện của những người làm việc cùng thời đại và vì hạnh phúc của họ, thì bản thân của họ mới có thể được hoàn thiện”.
Kết quả sự phát triển của một cá nhân làm cho năng lực cá nhân đó được nâng cao, đìêu này còn quan trọng hơn tiền bạc. Nhà họa sĩ mất đi bức tranh quý giá nhất của mình nhưng không vì thế mà họ trở nên nghèo túng; bởi vì tài sản của họ chính là năng lực củ ahọ, họ hoàn toàn có thể vẽ lại bức tranh đó. Người ta thường hâm mộ năng lực sáng tạo, quyết đoán, năng lực quan sát nhạy cảm của những nhân vật nổi tiếng. Thực ra không phải ngay từ đầu họ đã có những khả năng đó, tất cả đều là kết quả quá trình phát triển cá nhân họ. Các bạn trẻ vừa chân ướt chân ráo vào đời, cần phải suy nghĩ kỹ về tiền đồ của mình, chứ không nên quá quan tâm đến sự nhiều ít của đồng lương. Do đó một khi chúng ta đã định vị chính xác cuộc đời mình, có hướng đi đúng đắn, tìm được sự nghiệp mà mình theo đuổi thì phải lao vào làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực sự tiến thủ, khắc phục mọi khó khăn tự hoàn thịên bản thân sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định thành bại trong sự nghiệp của chúng ta. Sau khi xác định được chỗ đứng trong xã hội, xác định được sự nghiệp thì không ngừng cố gắng thực hiệm mục tiêu, đi theo con đường mình đã chọn. Không ngừng phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng cao đẹp của mình là yếu tố không thể thiếu để thành công. Một người chỉ đề ra phương hướng cố gắng mà không vạch ra hành động cố gắng ra sao, thì không thể có thành tựu trong cuộc đời và sự nghiệp; mà chỉ có thể khiến cho lý tưởng cao đẹp trở thành sao rỗng, không tưởng. Nếu bạn liên tục thay đổi đơn vị công tác thì sự nổ lực sẽ bị phân tán, nay đây mai đó thì làm sao có thể thành đạt được.
Khi mới chập chững bước vào đời, khi đứng ở cương vị công tác của mình bạn như một cây non, mặc dù rất yếu ớt, nhưng chỉ cần bạn yên tâm đón nhận dinh dưỡng trong mãnh đất dưới chân mình, thì cuối cùng bạn sẽ trở thành cây đại thụ sừng sững giữa trời xanh, không sự gì phong ba bão táp.
Trích trong cuốn sách: Thói quen quyết định thành bại

Theo Business