Ban quản lý
Một ban quản lý tốt có thể bắt đầu thậm chí một ý tưởng tồi tệ nhất để đạt được thành công lớn. Thực tế cho thấy, người ta đã từng biết tới những đội ngũ lãnh đạo giỏi biến hoá từ ý tưởng kinh doanh này sang ý tưởng kinh doanh khác, liên tục xây dựng nên và điều hành những công ty rất hưng thịnh. Ngược lại, đội ngũ lãnh đạo kém thường không đủ khả năng xây dựng một doanh nghiệp thịnh vượng thậm chí từ một ý tưởng tuyệt vời nhất. Vì thế, phần trình bày của bạn về ban quản lý mà bạn đã hoặc sẽ thành lập phải chứng tỏ được khả năng thành công của họ. Mỗi thành viên trong ban quản lý này hiển nhiên phải có tài năng và kinh nghiệm thích hợp với công việc kinh doanh của bạn, nhưng một yếu tố cũng rất quan trọng nữa là họ phải có những kỹ năng hỗ trợ lẫn nhau.
• Giới thiệu
• Quyền sở hữu
• Ban quản lý/ Ban Cố vấn
• Các dịch vụ hỗ trợ
1. Giới thiệu về ban quản lý
Bạn hãy sử dụng phần này để giới thiệu về ban quản lý công ty về các nội dung trách nhiệm và khả năng chuyên môn của mỗi người. Rất nhiều các nhà cho vay vốn và các nhà tư bản đầu tư vào các doanh nghiệp mới đưa ra quyết định đầu tư của họ dựa trên những đánh giá về sức mạnh của đội ngũ lãnh đạo công ty. Nếu có thể chứng tỏ rằng ban quản lý của bạn tiềm ẩn những năng lực làm việc tương trợ lẫn nhau, bạn sẽ có thể thuyết phục được các nhà đầu tư tin rằng doanh nghiệp của bạn có một tương lai sáng lạng.
Với những vị trí bạn còn đang tìm người, hãy nêu cụ thể bạn cần tuyển người như thế nào để đạt được những mục tiêu đã nêu trong lịch trình phát triển sản phẩm. Hãy mô tả những năng lực người này cần có và nếu anh ta tham gia làm việc thì sẽ giúp công ty đạt được những mục tiêu của mình như thế nào.
Một vài lời khuyên
• Bạn phải nhớ nêu đủ các chức năng quản lý chính của doanh nghiệp như marketing, bán hàng (bao gồm cả quan hệ với khách hàng và khâu dịch vụ), sản xuất và quản lý chất lượng, nghiên cứu và quản lý hành chính. Bạn không phải phân công riêng nhân sự để quản lý từng hạng mục này, nhưng bạn cần người có đủ khả năng để đảm nhận những trọng trách này khi cần.
• Trình bày những thông tin cần thiết trong bản giới thiệu về ban quản lý của bạn, nhưng hãy đính kèm các bản sơ yếu lý lịch của họ vào kế hoạch kinh doanh của bạn. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho người đọc có thể đọc lướt qua và đánh giá được ưu thế của ban quản lý này. Và nếu người đọc quan tâm, họ có thể xem xét kỹ hơn về đội ngũ lãnh đạo này qua các bản sơ yếu lý lịch.
• Hãy hướng chú ý tới những người cam kết sẽ làm việc lâu dài với doanh nghiệp của bạn.
• Hãy luôn tránh trình bày các thông tin lý lịch căn bản theo trình tự thời gian – bạn phải mở đầu với những kinh nghiệm gây ấn tượng nhất. Sai lầm một số người thường mắc phải là mở đầu bản sơ yếu lý lịch bằng những bằng cấp và tên trường đã theo học, rồi kết thúc bằng những sự kiện diễn ra gần đây nhất.
• Đối với những vị trí quan trọng còn chưa tìm được người tại thời điểm lập kế hoạch kinh doanh này, bạn hãy mô tả những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cần thiết cho chức vụ đó.
• Nếu bạn còn trẻ và chưa có kinh nghiệm làm việc, hoặc có những kinh nghiệm không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bạn đang chuẩn bị tiến hành, hãy tham khảo bản phân tích giới thiệu về ban quản lý (dưới đây) để giúp bạn lập được một bản giới thiệu về các kỹ năng tiềm năng nhất của bạn.
Mẫu giới thiệu về ban quản lý
Nếu bạn hoặc ban quản lý của bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bạn sắp sửa tham gia, bạn vẫn có thể lập một bản giới thiệu có sức thuyết phục về ban lãnh đạo của mình để giúp bạn quảng cáo doanh nghiệp của mình cho người đọc. Nhiều tập hợp các kỹ năng trong những công việc không mấy liên quan đến công việc sắp tới vẫn có thể được chuyển sang sử dụng một cách thành công. Vấn đề chỉ đơn giản là nhận biết được những kỹ năng mà bạn có để có thể thu hút sự chú ý. Bản phân tích dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tạo dựng được một danh sách các kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp mà có thể hiện tại bạn chưa thấy rõ. Hãy sử dụng những kỹ năng bạn liệt kê được ở đây để lập Bản Giới thiệu về Ban quản lý của bạn.
1. Hãy liệt kê toàn bộ những trách nhiệm bạn đã đảm nhận trong công việc trước đây, dù cho đó là một doanh nghiệp do bạn làm chủ hay một công việc làm thuê cho người khác. Khi bạn lập bản liệt kê này, không nên chỉ liệt kê một cách đơn giản những nhiệm vụ liên quan đến chức vụ trước đây của bạn, hãy nghĩ tới những trách nhiệm bạn đã phải đảm nhận thực tế trong công việc. Đó có thể là những việc đơn giản như diễn giải rõ các ý tưởng trong các cuộc họp, hoặc quản lý một đơn vị dự án.
…………………………………….
…………………………………….
…………………………………….
2. Với mỗi loại trách nhiệm, hãy xác định rõ xem những kỹ năng đó có thể được sử dụng trong công việc kinh doanh mới như thế nào. Khi bạn đã có những thông tin này, bạn có thể lập được một bản giới thiệu những kỹ năng của bạn trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Trách nhiệm Ứng dụng trong kinh doanh
……….. …………………….
……….. …………………….
……….. …………………….
3. Nếu bạn còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy nghĩ tới những kinh nghiệm sống để có thể lập được một danh sách các kỹ năng có thể giúp bạn điều hành doanh nghiệp. Có thể bạn là người luôn đứng ra tổ chức các kỳ nghỉ cho gia đình mình, hoặc ở trường luôn là người mà bạn bè nhờ cậy mỗi khi muốn tìm cách bố trí công việc một cách hiệu quả nhất. Hãy đưa ra các ví dụ chứng tỏ rằng những người khác công nhận khả năng của bạn, ví dụ như các giải thưởng, các chức vụ bạn đã từng đảm nhận ở hội sinh viên, những trách nhiệm trong gia đình, v.v..
Danh mục các kỹ năng
………………………………..
…………………………………….
……………………………………….
4. Bây giờ, hãy xác định xem những kỹ năng trên sẽ giúp bạn điều hành doanh nghiệp như thế nào. Khi đã xác định rõ, hãy dùng chúng để lập một bản giới thiệu về bản thân trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Kỹ năng Ứng dụng trong kinh doanh
………. …………………….
………. …………………….
………. …………………….
2. Cơ cấu Sở hữu
Một phần giới thiệu ngắn gọn về người sở hữu và kiểm soát công ty của bạn sẽ giúp cho độc giả có hiểu biết rõ hơn về người sẽ đưa ra các quyết định của công ty. Những khách hàng cho vay tiềm năng, người cung cấp tài chính để đổi lấy những lợi ích đáng kể trong công ty, cũng sẽ quan tâm đến phần vốn nào của công ty có thể mua được.
3. Ban giám đốc/ Ban tư vấn
Ban giám đốc hoặc ban tư vấn mạnh là một tài sản của công ty. Nó có thể tăng thêm độ tín nhiệm đối với đội ngũ quản lý và tăng khả năng thành công của Bạn. Trong phần này, giới thiệu những người trong Ban giám đốc, họ tên, quá trình làm việc, đào tạo, trình độ học vấn và các chuyên môn. Hãy làm nổi những kinh nghiệm của các thành viên trong Ban và làm rõ những kinh nghiệm đó có thể giúp sự nghiệp kinh doanh của bạn phát triển như thế nào.
Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ khai thác những kỹ năng chuyên môn của các thành viên của Ban để giải quyết các công việc mà họ không có đủ khả năng để thuê ngoài. Nếu công việc kinh doanh của bạn trong trường hợp này, hãy sử dụng phần này của kế hoạch kinh doanh để mô tả sự đóng góp về chuyên môn của Ban. Nếu các thành viên của Ban có mối quan hệ trong ngành kinh doanh, danh tiếng tốt, hoặc có khả năng huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, hãy đề cập đến những yếu tố này.
Một vài lời khuyên:
• Hãy sử dụng lời giới thiệu về Ban giám đốc để thể hiện khả năng xét đoán tốt của bạn trong kinh doanh thông qua việc làm rõ mỗi thành viên của Ban sẽ đóng góp tích cực như thế nào cho công ty.
• Tạo nên Ban giám đốc có khả năng tương trợ cho đội ngũ quản lý hiện có. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty nhỏ về công nghệ nhưng không có kinh nghiệm tiếp thị, thì tìm kiếm các thành viên có thể hỗ trợ mặt này. Xây dựng một bảng xác định tài năng, kỹ năng nào cần thiết cho sự phát triển của công ty. Liệt kê những kỹ năng mà đội ngũ quản lý có sẵn. Sau đó, bạn có thể liệt kê những kỹ năng cần bổ sung và những người có các kỹ năng đó.
• Tránh phạm phải lỗi phổ biến là xây dựng một Ban giám đốc chỉ gồm các bạn bè. Trước tiên, hãy liệt kê yêu cầu của bạn, rồi sau đó mới đặt bạn bè và đồng nghiệp vào vị trí thích hợp chứ không làm ngược lại.
• Nếu bạn chưa thành lập Ban giám đốc hoặc tư vấn kinh doanh, hãy sử dụng phần này để thảo luận về những kinh nghiệm và khả năng bạn dự kiến rằng Ban cần phải có.
4. Dịch vụ hỗ trợ
Các dịch vụ hỗ trợ mạnh bao gồm luật sư, kế toán, chuyên gia quảng cáo cũng như dịch vụ của ngành cụ thể, thể hiện niềm tin của đối tác với kế hoạch kinh doanh của bạn cũng như khả năng thu hút nhân tài của bạn. Có các dịch vụ hỗ trợ cũng giúp độc giả hiểu rằng bạn đã suy xét kỹ càng về tất cả các dịch vụ cần thiết để công việc kinh doanh phát triển. Trong phần này, hãy miêu tả điểm mạnh của công ty hay cá nhân, cũng như kinh nghiệm và mối quan hệ họ mang lại cho công ty bạn.
Một vài lời khuyên:
• Tham khảo bạn bè trong ngành về đối tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho ngành của bạn.
• Tham khảo các tạp chí thương mại về tên của các hãng nổi tiếng có thể tăng thêm uy tín và gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của bạn.
• Các công ty mới thành lập thường sử dụng các công ty mới thành lập khác. Nếu bạn tìm được công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ mới do một công ty có tiếng thành lập, thì sẽ làm tăng thêm thanh thế của bạn.
• Nhớ đề cập đến bằng cấp giáo dục nếu chúng mang lại ảnh hưởng lớn. Ví dụ, bằng cấp về luật và kinh doanh được đánh giá dựa nhiều vào tên tuổi trường đào tạo. Do vậy, nếu bạn có bằng luật sư hoặc quản trị kinh doanh hãy đề cập đến tên trường đại học đó
Theo My.opera