Việc bị bắt nạt nơi công sở vẫn tồn tại dưới dạng “ma cũ” bắt nạt “ma mới”, cấp trên bắt nạt cấp dưới, “cáo già” bắt nạt thỏ non, mồm mép bắt nạt chân thật…
Bất kể bạn đang là nạn nhân bị bắt nạt dưới hình thức nào, đừng cam chịu, hãy biết ứng phó khéo léo để thoát khỏi những “đòn roi” tinh thần này.
– Tìm kiếm lời khuyên từ những người từng trải hoặc có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề này sau đó áp dụng cho bản thân.
– Luôn phải giữ bình tĩnh trong những tình huống này. Không được tỏ ra quá mềm yếu như khóc lóc hoặc thể hiện sự yếu đuối cũng như không được cãi nhau tay đôi với họ ở nơi làm việc, đó chính là những điều họ mong muốn. Vì thế bạn cần có cách ứng xử chuyên nghiệp và có giáo dục khi đối đầu với kiểu người này.
– Không nên cố gắng giành phần thắng hoặc lôi kéo càng nhiều đồng nghiệp càng tốt về phía mình. Cách ứng xử này chỉ khiến mọi người có nhận xét không tốt về bạn mà thôi.
– Không được để kẻ hay bắt nạt này hăm dọa hoặc khiến bạn cảm thấy mình không có năng lực và yếu ớt. Bạn là người biết rõ giá trị bản thân mình hơn ai hết và bạn luôn biết rằng bạn có năng lực vì thế không nên để những lời nói sáo rỗng của họ ảnh hưởng đến tâm lý mình.
– Hãy chỉ tập trung và làm tốt công việc của bạn bởi vì kẻ chuyên bắt nạt này chỉ mong bạn không thành công cũng như không hoàn thành tốt công việc mà thôi. Hãy phớt lờ họ và chỉ biết tới công việc của mình, thành công của bạn chính là vũ khí giúp đánh bại kiểu người này.
– Đảm bảo rằng sếp hoặc người giám sát trực tiếp bạn biết rõ về những tiến trình công việc bạn đang đảm nhận. Vì thế kẻ hay bắt nạt này không thể dựng chuyện rằng bạn đang không làm gì hay bạn làm hỏng tất cả mọi công việc được giao.
– Đừng để kẻ hay bắt nạt này cô lập bạn với các đồng nghiệp khác. Hãy giữ vững tình bạn nơi công sở, tránh buôn chuyện ngoài giờ và luôn hòa đồng với mọi người.
Theo Dân Trí / About