Khi một tổ chức gặp khó khăn, khách hàng và ngay cả nhân viên thường có xu hướng bỏ đi tìm đối tác mới, nơi làm việc mới. Vậy phải làm thế nào để giữ chân họ, khiến họ không ra đi vì luôn sẵn có lòng trung thành với tổ chức, chứ không vì bị buộc phải ở lại?
Khi các đối tác, khách hàng, cổ đông ở bên cạnh bạn, công việc và sự tăng lợi nhuận diễn ra rất dễ dàng. Vì vậy, những người đứng đầu tổ chức cần phải luôn nhớ tới câu hỏi: “Bạn hay tổ chức của bạn có xứng đáng với lòng trung thành của khách hàng, của nhân viên, của đối tác và của những người đồng sở hữu tổ chức với bạn không?”. Hãy nghĩ về câu trả lời từ góc nhìn của họ.
Có một sự khác biệt giữa lòng trung thành và bị buộc phải ở lại. Có rất nhiều khách hàng tiếp tục công việc làm ăn chỉ vì họ không có lựa chọn nào khác. Họ hợp tác với bạn nhưng trên thực tế, hoàn toàn coi thường mối quan hệ làm ăn đấy.
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng không khác vậy nhiều lắm. Rất nhiều người sẽ ở lại bên bạn nếu như họ không có lựa chọn khác, hoặc nếu như họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi làm việc với bạn. Nhưng làm sao bạn có thể đảm bảo được rằng họ đã làm hết mình vì sự nghiệp và công việc của bạn.
Khi được hỏi “có bao nhiêu người đã làm việc cho ông”, không ít các nhà quản lý đã trả lời rằng “khoảng một nửa”. Câu trả lời gây ngạc nhiên này ngay lập tức được lý giải khi có một nhân viên đã tâm sự thế này: “Tôi làm việc đủ chăm chỉ ở mức để không bị sa thải”. Đây rõ ràng là biểu hiện cho thấy người nhân viên ấy không làm việc hết mình và không trung thành.
Thay vì coi lòng trung thành là lý do cho mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, bạn hãy trả lời câu hỏi: bạn có xứng đáng với lòng trung thành của họ?
Các nhân tố của lòng trung thành
Một cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có 3 nhân tố thể hiện sự trung thành của khách hàng đối với bạn.
1. Họ phải rất hài lòng với bạn (nhưng có những lúc, chỉ hài lòng thôi thì chưa đủ).
2. Họ thiết tha mong muốn được tiếp tục công việc và quan hệ làm ăn với bạn.
3. Họ chủ động giới thiệu với các người khác về bạn. Họ là những người chủ trương ủng hộ bạn và là những người bán hàng cho bạn.
Một điểm quan trọng ở đây là lòng trung thành phải hội tụ đủ cả 3 điểm trên. Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó, không thể có lòng trung thành.
Nghiên cứu trên được đưa ra để khẳng định một điều rằng để những người khác trung thành, họ phải cảm thấy họ cần phải “tận tụy, chân thành” với bạn. Họ phải cảm thấy rằng giá trị của mối quan hệ không chỉ là tổng số những thương vụ làm ăn với bạn. Họ biết rằng bạn và tổ chức của bạn thành thật quan tâm và đầu tư vào những nhu cầu của họ. Khi những người khách hàng trung thành, hãy nhớ rằng: nhân tố quan trọng nhất để khách hàng thực sự tận tâm với bạn là phải có những nhân viên tận tụy quan tâm tới khách hàng. Vai trò của những người lao động trong việc tạo ra lòng trung thành của khách hàng là có nhiệm vụ tác động gấp 4 lần so với nhiệm vụ của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và nhiều thứ khác.
Những điều cần nhớ:
1. Lòng trung thành không chỉ là một chiến lược, mà nó phải là một nguyên tắc cơ bản. Việc thử thay thế những người tận tụy với một chương trình marketing mới hoặc tăng cường khoa học công nghệ nhân một dịp đặc biệt sẽ chỉ là nhất thời. Vì vậy, tăng cường những nỗ lực của bạn vào việc xây dựng lòng trung thành nếu chỉ bắt đầu khi tổ chức của bạn gặp khó khăn là quá ít ỏi và quá muộn.
2. Đặt sự tin tưởng làm nền tảng. Lời nói và hành động phải nhất quán. Nếu như những người bầu lên bạn không tin tưởng bạn, họ không thể tiếp tục phục vụ và coi trọng bạn. Đôi khi, bạn có thể thấy mình phải quyết định lựa chọn giữa một bên là mất cả lợi nhuận và một bên là mất niềm tin. Kinh nghiệm cho thấy, để giành lại niềm tin khó khăn hơn nhiều và nếu như không có niềm tin và sự trung thành của khách hàng, của nhân viên và những người khác, tức là bạn đã thất bại hoàn toàn và mất hết tất cả.
3. Bạn hãy giành sự tận tụy về mặt tình cảm của người khác với mình bằng việc giúp họ nhận ra ý nghĩa và mục đích lớn hơn trong mối quan hệ với bạn. Bạn hãy chứng tỏ cho họ biết rằng, bạn là một trong số nhiều người thực sự tận tụy với tổ chức dù bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi làm việc cho một tổ chức khác.
4. Nếu có ai đó nói rằng, nhân viên của bạn không quan tâm gì đến lòng trung thành, đừng tin điều đó. Hãy nhớ rằng bạn phải luôn luôn hành động để làm sao đó, bạn xứng đáng với lòng trung thành của mọi người. Điều này luôn đúng trong tất cả các mối quan hệ, ngay cả khi đó là công việc làm ăn hay chuyện cá nhân.
5. Suy nghĩ và cân nhắc sâu sắc sao cho các thông điệp và hành động của bạn có thể truyền tải được lòng trung thành. Vì sao những người khách sẽ duy trì lòng trung thành nếu như quan điểm ban đầu của bạn về họ là những số liệu thống kê hay những bản báo cáo liệt kê doanh số bán hàng hàng tháng?
Tóm lại, hãy nhớ rằng luôn luôn phải giành lấy lòng trung thành từ người khác. Đầu những năm 1980, công ty dược phẩm Tylenol rơi vào cuộc khủng hoảng. Và theo đúng nghĩa đen, họ đã dành toàn bộ thị phần để chứng minh thông qua hành động rằng các bác sĩ, bệnh nhân, các bà mẹ, các nhân viên và các cổ đông rằng tất cả mọi người vẫn có thể tin tưởng họ. Họ đã hồi phục trở lại và trở thành thương hiệu y tế lớn mạnh nhất trong lĩnh vực thuốc giảm đau và trở thành niềm kiêu hãnh thực sự đối với tất cả các nhân viên và những ai làm việc cho Tylenol.
Theo Doanhnghiep24g