Đây không phải là điều gì lạ lẫm, thực chất nó chỉ là câu hỏi kiểu: con gà hay quả trứng có trước. Như bạn đã biết, khi tìm hiểu về thị trường trước, bạn có thể hoàn toàn thay đổi quan điểm kinh doanh của mình, bạn có thể điều hành doanh nghiệp của mình lâu dài hoặc là bị thời kì suy thoái đánh gục.
Có quá nhiều ông chủ chỉ nghĩ đến những kế hoạch buôn bán của mình trước khi nhận ra khách hàng của mình cần gì. Trong thời kì này, khi mà nền kinh tế đang suy thoái, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa việc bỏ lỡ một cơ hội và tạo nên nó.
Không biết có bao nhiêu ý kiến yêu cầu sự chỉ đạo marketing từ chủ doanh nghiệp, người đã bỏ ra rất nhiều thời gian cho một sản phẩm hay một dịch vụ hoàn hảo mà không biết câu trả lời cho 3 câu hỏi then chốt:
- Chính xác ai là người sẽ mua sản phẩm này và vì sao họ lại muốn mua nó?
- Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm này?
- Làm thế nào để thuyết phục khách hàng tương lai mua sản phẩm của bạn mà không phải là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
- Xác định khách hàng lí tưởng
Hãy tưởng tượng rằng, bạn đang bắt đầu lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Bỏ qua những quan điểm, nhận thức trước về dòng sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đáng nhẽ phải cung cấp. Trong nền kinh tế này, khách hàng luôn luôn nhấn mạnh tới những nhu cầu của họ.
Vì vậy, hãy tự hỏi mình rằng: Điều gì mà khách hàng thực sự cần từ sản phẩm của hãng mình. Đó có thể là bất cứ điều gì, từ việc cải tiến máy móc cho tới việc kéo dài dịch vụ chăm sóc khách hàng. Một khách hàng lí tưởng luôn luôn biết rằng cô ta thực sự cần gì, hay ít nhất là cô ta biết về nó ngay khi cô ta thấy nó, vì vậy, hãy điều chỉnh sản phẩm hoặc các dịch vụ của mình sao cho phù hợp.
Định giá sản phẩm
Giả sử như bạn dành năm cuối cùng cho việc phát triển một sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu rất lớn với việc thiết lập thị trường mục tiêu. Bạn sẵn sàng tung sản phẩm mới của mình ra thị trường, nhưng nó có giá cao hơn tất cả các sản phẩm cùng loại khác. Thừa nhận rằng sản phẩm của bạn có một vài điểm vượt trội hơn những sản phẩm cùng loại khác và khách hàng tương lai của bạn biết rằng họ cần loại sản phẩm mới và tiên tiến này. Bạn nên làm gì?
Vài năm trước đây, đáng nhẽ bạn phải đưa ra một chiến dịch quảng cáo lớn hơn sau sản phẩm tiên tiến này và nắm bắt cơ hội kinh doanh từ những khách hàng lớn sẵn sàng trả một cái giá đáng kể cho những điểm vượt trội hơn này.
Nhưng ngày nay, biện pháp thông minh nhất của bạn có thể là tìm ra cách giới thiệu sản phẩm vượt trội của bạn với mức giá tương đương với những sản phẩm dòng cũ hơn. Sau đó, khi thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới của bạn, bạn có thể dần dần tăng giá lên, mặc dù nó có thể không cao hơn những sản phẩm cạnh tranh khác tới ba lần.
Cuối cùng, đừng bao giờ tham gia vào một thị trường trừ khi bạn biết bạn có thể sản xuất và bán những sản phẩm cũng như dịch vụ của chính mình, những thứ mà khách hàng tiềm năng của bạn sẵn sàng trả tiền cho nó.
Uy tín
Đây là điểm mà thực tế đòi hỏi. Sự thực là điều mà sự xuất sắc của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp có thể không đáp ứng đủ khi tung ra thị trường. Khi mà đồng tiền khó kiếm được, người ta càng xem xét kĩ lưỡng hơn việc mua bán.
Một phần của việc đưa sản phẩm hay dịch vụ tới những khách hàng nhiệt tình nhất là việc phân tích thời điểm, năng lực và số tiền cần bỏ ra để xây dựng được uy tín phụ thuộc vào việc thuyết phục những khách hàng tương lai mua hàng của bạn thay vì mua cuả đối thủ cạnh tranh.
Điều đó có nghĩa là phát triển và quảng bá kế hoạch, một website với đầy đủ thông tin và marketing trực tuyến, bao gồm PR và mạng xã hội. Trước và trong suốt quá trình ra mắt sản phẩm, bạn nên xông xáo trong kinh doanh để duy trì tới cùng việc buôn bán sản phẩm cũng như các dịch vụ bạn cung cấp.
Marketing tồn tại nhằm hỗ trợ cho việc buôn bán. Bạn buộc phải nhận ra thị trường mục tiêu với những nhu cầu còn thiếu hụt và quyết định làm thế nào để đáp ứng được thị trường đó, một chiến dịch marketing có hiệu quả sẽ thuyết phục những khách hàng có điều kiện mua sản phẩm từ bạn.
Theo Tạp chí Gỗ Việt