Bớt suy nghĩ về việc chúng ta đang đi đâu mà hãy tập trung vào thế giới đang vận động đến đâu?
“Các nhà lãnh đạo quan tâm đến việc quan sát tương lai hơn là định hình cụ thể tương lai ra sao.”
Một buổi tối, khi đang lướt qua các kênh tivi, tình cờ tôi dừng lại ở một chương trình phỏng vấn các vị chủ tịch hội đồng quản trị của các doanh nghiệp. Họ đang thảo luận về chiến lược tổ chức. Tôi đã nghe Bill Gates trình bày về kinh nghiệm của Microsoft: bất kì nhân viên nào trong công ty có một cuộc gặp trực tiếp với khách hàng bên ngoài đều phải viết một bản báo cáo chi tường tận chi tiết chính của buổi gặp gỡ và gửi thư điện tử bảo tóm tắt đó đến một địa chỉ đặc biệt. Một tháng một lần, mỗi nhóm sẽ đọc những tin nhắn này và tìm kiếm các đối tác. Và cứ đều đặn mỗi quý một lần như vậy, Gates và các cộng sự cao cấp của ông sẽ dành ra 3 ngày để xem xét lại toàn bộ vấn đề.
Những người điều hành Microsoft chỉ tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi : “Trong lĩnh vực nào ta có thể gặp thất bại” chứ không phải là “Ta có thể thành công ở đâu”. Họ cố gắng dự báo tương lai, lường trước những điều mà họ không thể tiên liệu trước được.
Đối với khả năng lãnh đạo ở phần 5b “Lường trước sự thay đổi” này, đời người luôn luôn là một chuyến đi, và nghệ thuật lãnh đạo tập trung vào tính phiêu lưu, biến hoá của chính bản thân chuyến du hành ấy. Trong hai vấn đề đích đến và phương tiện, cái ta cần tập trung là phương tiện. Sự bất ổn thực sự càng lúc càng gần, và những gì hiện hữu lại quá mờ nhạt…Trong phần này, những người xa lạ tập hợp lại thành vài nhóm, trong đó mọi người có thể hiểu và tin cậy lẫn nhau. Thế giới này tạo nên những con người xa lạ , ít nhất là trong khoảnh khắc nào đó… Sự đồng thuận trong phương hướng đôi khi lại dẫn tới sự lưỡng lự kết luận. Tôi không dám chắc điều gì đang thực sự xảy ra . Trong phần này cuộc sống quanh ta trở nên khá xa lạ. Thế giới là một ẩn số nhưng không hẳn là hoàn toàn không nhân thức được. Những gì chúng ta khám phá được chính là phần thưởng cho sự quan tâm sâu sắc và biết lắng nghe chân thành. Chúng ta không hề bất lực. Chúng ta có thể lường trước mọi mặt của tương lai ngay cả khi chúng ta tưởng như không thể nào tiên liệu được chúng.
Trong phần chúng ta đang xem xét đây, tầm nhìn có sự dao động. Trong khi trọng tâm ở mục 5a cho chúng ta lời khuyên rằng đích đến mới là điều cốt yếu thì ở mục 5b này, lại tập trung vào sự bước di chuyển.Các nhà lãnh đạo quan tâm đến việc quan sát tương lai hơn là định hình cụ thể tương lai ra sao.Các nhà lãnh đạo chủ yếu hướng sự quan tâm vào thực tại bên ngoài, tìm kiếm manh mối và những khuôn mẫu lí tưỏng có thể tìm ra những phát kiến thông thái trước thời hạn về những việc khả thi và ý nghĩa của chúng.Có 1 quy tắc xử thế áp dụng cho phương pháp này là : Đừng nghĩ chúng ta sẽ đi tới đâu mà hãy nghĩ thế giới đang vận động đến đâu? Tập trung vào việc chúng ta đang đi đâu ở mức vừa phải, có giới hạn và thận chí hạn chế điều này, và hướng sự quan tâm vào những vấn đề mới nổi lên.
Đối với nhiều người thì đây thực là 1 quy tắc khó khăn. Sự hỗn loạn đã xuất hiện thực sự, thực hơn baogiờ hết. Khả năng phán đoán về những sự tăng trưởng trên thế giới không có gì rõ ràng. Thêm vào đó, thật là khó khăn để nhận thức về sự đồng thuận về phương hướng hay kết quả chắc chắn. Từ đó cũng xuất hiện một nhiệm vụ thú vị cho những người tìm kiếm khả năng lãnh đạo của mình. Tính hiện thực thiết lập nên một 1 tiêu chuẩn hoàn toàn khác: sự truyền đạt. Chúng ta bị thách thức phải hướng sự quan tâm của chúng ta vào tương lai, chứ không phải là vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về tương lai, nhưng lại xuất hiện một câu hỏi sâu hơn : Cái gì đang thực sự diễn ra trong hiện tại và cái gì sẽ diễn ra trong tương lai. Hãy quan tâm đến tương lai bằng cách lắng nghe câu hỏi này. Sự quan tâm, quy tắc đạo đức chủ đạo trong phần này dẫn ta đến 1 thế giới mới lạ và bí ẩn .Chúng ta không được bằng lòng hoàn toàn với những gì chúng ta cảm nhận được mà phải học cách chấp nhận và cố gắng tách bạch những cảm nhận chủ quan….Các nhà lạnh đạo thì phải đối mặt với những thay đổi không bao giờ ngừng.
Công ty ( tổ chức) của bạn đang chuẩn bị cho những quy tắc ở mục 5b tốt đến mức nào? Đọc kĩ nhữgn câu hỏi dưới đây và nêu lên quan điểm của bạn.
- Công ty hay tập thể của bạn nắm vững vấn đề này đến đâu?
- Làm cho tất cả các thành viên của tổ chức hiểu được rằng 1 tầm nhìn rộng là chưa đủ trong trường hợp này.
- Tổ chức của bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa chia sẻ thị trưòng và chia sẻ cơ hội ?
- Tổ chức có cử người tham dự các hội thảo và yêu cầu họ báo cáo cho các thnàh viên khác những gì họ tiếp thu được?
- Tổ chức có lo lắng về thiệt hại gây ra bởi thị trưòng mở ?
- Thách thức chủ yếu của thị trường mở với tổ chức ?
- Hiện nay tổ chức có những động thái gì để dự đoán tương lai?
- Có cá nhân hay nhóm nào chuyên trách lường trước được những viễn cảnh trong tương lai?
- Có sự cộng tác mới đang được tạo lập để tạo nên những thị trường đầy tiềm năng?
- Các doanh nghiệp hiện đang có những hoạt động gì?
- Tổ chức có thiết lập một mô hình tương tự để tiên liệu những sự việc quan trọng có thể xảy ra trong tương lai?
- Công ty hay tổ chức của bạn tập trung vào khía cạnh nào trong lĩnh vực lãnh đạo?
- Vấn đề nào đang “nóng” hiện nay và là mối quan âm của lãnh đạo?
- Có chỗ dành cho các công việc hệ trọng hay không?
- Ai sẽ đánh giá những người tham gia vào hoạt động này?
- Bạn có được chuẩn bị để dự liệu sự thay đổi không?
- Liệu bạn có năng lực tiềm ẩn trong việc này?
- Bạn có phải là người không suy nghĩ theo lối mòn?
- Bạn liệu có thành công trong lĩnh vực chuyên môn của mình?
- Bạn có biết cách lắng nghe các cổ đông khác không?
- Bạn có thể chia sẻ những gì tiếp thu được ở hội thảo được chăng?
- Bạn có hứng thú với việc tạo ra những sự chia sẻ cơ hội?Nếu không thì tại sao?
- Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu được mời tham gia 1 công việc đầy tính sáng tạo với đồng nghiệp?
- Bạn có lo lắng về tất cả những bất trắc không lường trước mà chúng ta sẽ gặp không?
Theo Bwportal/Robert Terry – Hồng Vân, Hoàng Trung lược dịch từ Seven Zones for Leadership