Đã có rất nhiều kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong vấn đề này. Bài học kinh doanh này đã cũ nhưng không thể “bỏ qua” được. Trong thời đại mới, các thủ thuật thông đồng ngày một đa dạng hơn, đồng thời các quy định của pháp luật trong vấn đế này cũng chặt chẽ hơn, nó vẫn còn ảnh hưởng lớn với nhiều doanh nghiệp. Điều quan trọng là các doanh nghiệp nên có những kế hoạch hợp tác cụ thể theo đúng quy định pháp luật, đừng để vô tình hay “cố ý” trở thành hành vi thông đồng.
Tại thành phố của Thuỵ Điển, lĩnh vực truyền hình cáp đang được cung cấp bởi hai công ty là Masle và Thoson, Hai công ty này thường thu phí sử dụng truyền hình cáp của người dân địa phương là 70 euro một tháng và những người dân ngoài địa phương là 90-100 euro. Tuy nhiên, vào “một ngày đẹp trời”, cả Masle và Thsson đã cùng gửi thư đến những người sử dụng của họ để thông báo về việc tăng phí truyền hình.
Theo các quy định của Luật cạnh tranh của EU, hành vi thông đồng được sử dụng trong Luật cạnh tranh có nghĩa là hành động của một doanh nghiệp thông đồng với một doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp khác, mà họ có quan hệ cạnh tranh, dưới hình thức ký kết một hợp đồng, một thỏa thuận hoặc ngầm đồng ý để quyết định giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ của họ, …từ đó kiềm chế hoạt động lẫn nhau. Ngoài ra, theo các nguyên tắc thực hiện Luật cạnh tranh quy định rằng thuật ngữ “hành vi thông đồng” được quy định tại trên nhằm để chỉ các doanh nghiệp ở cùng một quy mô sản xuất hoặc phân phối nên có thể ảnh hưởng đến sản xuất hoặc chức năng cung cầu của một thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ. Thuật ngữ “các hình thức ngầm hiểu khác” được đề cập tại nhằm để chỉ các mối liên hệ ngoài hợp đồng hoặc thỏa thuận mà bất chấp việc tôn trọng pháp luật của họ, sẽ dẫn tới các hành động chung. Trong trường hợp này, cả Masle và Thoson đều là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp ở Thuỵ Điển. Họ cũng là hai nhà cung cấp dịch vụ duy nhất ở khu vực này, họ có cùng quy mô sản xuất hoặc phân phối, và vì vậy họ có quan hệ cạnh tranh theo chiều dọc. Hơn nữa, cả hai công ty đã thừa nhận là do chi phí cho các kênh chương trình tăng giá và sự cạnh tranh khốc liệt lãng phí giữa họ nên cả hai đều phải chịu thua lỗ. Vì vậy, Masle và Thoson đã thỏa thuận với nhau và quyết định chấm dứt cạnh tranh về giá và xóa bỏ việc giảm giá cho những người sử dụng cư trú ở các khu nhà ở và các khu liên hợp. Cả hai cũng nhất trí là sẽ điều chỉnh giá dịch vụ của họ. Masle và Thoson lập luận rằng họ không thực hiện hành vi thông đồng vì mức phí sử dụng và nội dung chương trình của họ vẫn khác nhau. “Hành vi thông đồng” theo quy định tại Luật cạnh tranh EU không chỉ rõ là cần có sự liên kết về giá. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng các hành động kiềm chế hoạt động của các doanh nghiệp có liên quan, chẳng hạn như cùng quyết định về giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc áp dụng những hạn chế về số lượng, công nghệ, sản phẩm, trang thiết bị, các đối tác thương mại và các khu vực thương mại cũng bị coi như là hành vi thông đồng. Điều đó đúng với trường hợp này, Masle và Thoson không liên kết về giá nhưng sau khi họ tham khảo với nhau họ đồng thời chấm dứt điều khoản giảm giá đặc biệt đối với người dânsinh sống tại địa phương và tăng mức giá ban đầu. Hành động này tương đương với hành vi thông đồng về giá của hàng hóa hoặc dịch vụ từ đó kiềm chế hoạt động lẫn nhau. Hơn nữa, vì không còn nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nào trong khu vực nên hành vi thông đồng giữa Masle và Thoson nhằm tăng phí sử dụng có thể ảnh hưởng mạnh đến chức năng cung cầu của thị trường truyền hình cáp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng hành động “thảo luận” hay “tham khảo” không nhất thiết có nghĩa là một hợp đồng hay thỏa thuận nhưng thực sự đã có hành vi thông đồng vì có sự liên lạc giữa Masle và Thoson. Vì vậy, theo điều 2 của các nguyên tắc thực hiện Luật cạnh tranh EU, hành động của Masle và Thoson là “các hình thức ngầm hiểu khác” theo quy định trong luật. Dựa trên tình hình thực tế, hành động cùng nhất loạt chấm dứt việc giảm giá đặc biệt cho những người sử dụng cư trú tại địa phương và tăng phí sử dụng của Masle và Thoson đã tạo nên hành vi thông đồng theo định nghĩa của Luật cạnh tranh.
Luật cạnh tranh quy định: “Các doanh nghiệp có thể coi là không liên quan đến hành vi thông đồng, nếu hành vi thông đồng thuộc một trong các trường hợp là làm lợi cho cả nền kinh tế quốc gia và lợi ích của công chúng, và đã được cơ quan trung ương có thẩm quyền chấp thuận…”. Điều tra của Các cơ quan tài phán EU cho thấy Masle và Thonson không thuộc trường hợp đặc biệt này, họ đã thực hiện hành vi thông đồng và đã vi phạm pháp luật kinh doanh.
Bên cạnh đó, tại một quy định khác của EU, cơ quan tài phán sẽ yêu cầu bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm các điều khoản của Luật cạnh tranh chấm dứt và sửa chữa vi phạm trong một khoảng thời gian do ủy ban thương mại lành mạnh quy định. Masle và Thonson đã vi phạm vì đã cùng thỏa thuận chấm dứt việc giảm giá đặc biệt cho những người dân sinh sống tại địa phương và tăng mức giá ban đầu. Theo quyết định tại cuộc họp cơ quan tài phán EU, cả hai công ty bị yêu cầu chấm dứt việc thực hiện hành động trên. Đối với trách nhiệm hình sự của Masle và Thoson, vụ việc này sẽ được chuyển cho công tố viên để điều tra thêm.
Qua vụ việc ta có thể thấy những hoạt động thông đồng như vậy sẽ có tác động đến thương mại lành mạnh trên thị trường. Hầu như pháp luật kinh doanh của quốc gia nào cũng có những quy định cụ thể về hành vi thông đồng. Nhiều chuyên gia đã khuyên các doanh nghiệp rằng: “Hãy làm ăn bằng chính khả năng của bạn, có như thế thành công sẽ vô cùng vững chắc”.
Theo EU Files