Kĩ năng quản lý mục tiêu (P2)

II/ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI MBO
– Các phương pháp triển khai.
– Dự thảo mục tiêu cấp cao.
– Xác định mục tiêu cấp dưới
– Thực hiện mục tiêu
– Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh.
– Tổng kết và đánh giá.

1. Các phương pháp triển khai. 
– PP1: Triển khai từ cấp công ty  cấp bộ phận. Phương pháp này nhanh về mặt thời gian nhưng lại không khuyến khích các bộ phận tham gia vào hoạch định mục tiêu công ty.
– PP2: Triển khai từ dưới lên. Phương pháp này khuyến khích được các bộ phận nhưng lại chậm và có khi kết quả tổng hợp lại không phù hợp với mong muốn của BGĐ.
2. Dự thảo mục tiêu cấp cao.
– Xác định các mục tiêu chung của toàn công ty.
– Xác định vai trò của các đơn vị cấp dưới tham gia vào việc thực hiện mục tiêu.
– Đây là các mục tiêu dự kiến, nó có thể được xem xét và điều chỉnh với các mục tiêu của cấp dưới.

GIỚI THIỆU CÁC LOẠI MỤC TIÊU THEO BSC
– BSC (Balanced Scorecard) là phương pháp quả lý thường được các DN của Mỹ áp dụng.
– Đây là phương pháp quản trị chiến lược thông qua việc đưa ra “bảng cân đối điểm” các yếu tố liên quan đến khách hàng, tài chánh, đào tạo và phát triển, quy trình nội bộ.
A> Các yếu tố tài chính thường dùng
B> Yếu tố Khách hàng 
C> các yếu tố quy trình nội bộ 
D> Đào tạo phát triển 

3. Xác định mục tiêu cấp dưới 
– Cấp trên thông báo cho cấp dưới về các mục tiêu, chiến lược của công ty.
– Cấp trên cùng với cấp dưới bàn bạc thảo luận về những mục tiêu mà cấp dưới có thể thực hiện.
– Cấp dưới đề ra mục tiêu và cam kết với cấp trên, được cấp trên duyệt và thông qua.
– Cấp trên đóng vai trò là cố vấn kiên nhẫn, khuyến khích cấp dưới đề ra mục tiêu.
– Mục tiêu được đề ra phải do sự chủ động của cấp dưới.
– Mục tiêu đưa ra phải hỗ trợ tốt cho mục tiêu cao hơn và hỗ trợ tốt cho các mục tiêu của các bộ phận khác.

4. Thực hiện mục tiêu 
– Cấp trên cung cấp các điều kiện và phương tiện cần thiết cho cấp dưới.
– Cấp dưới chủ động sáng tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch.
– Cấp trên nên trao quyền hạn tối đa cho cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.

4.1 Kế hoạch thực hiện mục tiêu (gantt) 
Sử dụng biểu đồ Gant để quản lý tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn trong mục sử sụng Microsoft Project sau này.

4.2 Huấn luyện về mục tiêu
– Huấn luyện cho nhân viên về ý nghĩa của mục tiêu.
– Giải thích các nội dung trong mục tiêu.
– Giải thích các bước để thực hiện mục tiêu, trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia.
– Giải thích các chính sách và nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
– Đưa ra yêu cầu và mục tiêu của từng nhân viên.

5. Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh. 
– Cấp trên định kỳ phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới nhằm điều chỉnh hoặc giúp đỡ kịp thời.
– Ngay từ khâu hoạch định, cấp trên nên thiết lập một số điểm kiểm soát trọng yếu để dễ dàng theo dõi việc thực hiện mục tiêu.
– Việc kiểm tra ở đây chỉ giúp cấp dưới thực hiện tốt hơn, không đưa ra sự đánh giá và kết luận.

6. Tổng kết và đánh giá. 
– Căn cứ mục tiêu đã cam kết và kết quả thực tế, cấp trên sẽ đánh giá công việc của cấp dưới.
– Thành tích của cấp dưới sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành mục tiêu đã cam kết.

Theo Blog Quản trị doanh nghiệp