Học tập 101 quy tắc khi bạn làm sếp (phần 3)

Là sếp, chắc chắn bạn luôn bận rộn với một lịch trình kín mít. Nhưng bạn có thể tận dụng tối đa thời gian của mình và có nhiều thời gian cho nhân viên hơn bằng nhiều thói quen rất đơn giản.


Nâng cao hiệu quả

44. Tận dụng hiệu quả của các cuộc họp: Tổ chức và chuẩn bị cho các cuộc họp để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

45. Tập trung năng lượng vào những việc quan trọng: Đừng để những việc lặt vặt chiếm mất thời gian của những việc quan trọng.

46. Xác định những “kẻ đánh cắp thời gian”: Mỗi người đều có những việc lặt vặt khiến họ mất tập trung chú ý. Chỉ ra chúng là những gì và loại bỏ chúng ngay.

47. Đúng giờ: Luôn luôn đúng giờ là một thói qien rất quan trọng. Đừng bao giờ để mọi người đợi bạn trong các cuộc hẹn hoặc các cuộc họp.

48. Trả lời thư từ trong một khoảng thời gian hợp lý: Tất nhiên, điều này không phải quá cứng nhắc, nhưng bạn nên trả lời thư từ trong vòng vài giờ khi bạn có thể.

49. Chỉ làm những việc cần thiết: Hãy làm những việc chính trước tiên, rồi nếu có thời gian thì làm các việc phụ.

50. Lên lịch trình và thói quen: Đây có thể không phải là việc làm thú vị, nhưng lên lịch trình và thói quen hàng ngày sẽ khiến bạn cải thiện được hiệu quả.

51. Tổ chức và quản lý lịch trình của bạn: Sử dụng các công cụ bạn có để vạch ra các ưu tiên trong ngày và theo dõi những việc bạn cần làm.

52. Lên kế hoạch nhiều hơn bạn nghĩ mình có thể làm: Điều này nghe thì có vẻ làm cho mọi thứ trở nên căng thẳng, nhưng thực tế nó lại là một động cơ lớn. Nếu bạn cố gắng để làm mọi việc, bạn sẽ thích thú với cảm giác hoàn thành được việc gì đó.

53. Thỉnh thoảng đi làm sớm: Đôi khi một nửa tiếng không bị quấy rầy trong căn phòng trống có thể giúp bạn làm một số việc quan trọng hoặc để bạn lên kế hoạch cho một ngày, trước khi có bất kỳ sự quấy rầy nào.

54. Biết rằng đôi lúc áp lực cũng có mặt tốt: Quá nhiều áp lực thì không tốt, nhưng một chút áp lực có thể trở thành động cơ để bạn cố gắng, để bạn làm được nhiều hơn.

55. Làm nhiệm vụ bạn ít thích thú nhất trước: Làm công việc buồn tẻ nhất trước, sau đó mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn.

Quản lý tài chính và nguồn lực

56. Thiết lập ngân sách cụ thể: Lạc quan là tốt, nhưng đừng lên kế hoạch cho việc chi nhiều hơn bạn có thể. Hãy chắc rằng bạn cũng lên kế hoạch cho những việc khẩn cấp.

57. Tiết kiệm chi phí: Đừng chỉ tiết kiệm hiện tại. Hãy chắc rằng bạn sẽ tiết kiệm trong quá trình điều hành lâu dài. Làm các sản phẩm chất lượng không tốt, viện cớ tiết kiệm chi phí, thì bạn sẽ mất chi phí cho việc sửa chữa và thay thế.

58. Chi tiêu khi cần thiết: Đừng mất tiền nếu không cần thiết. Những gì bạn hạn chế được sẽ đóng góp vào lợi nhuận của bạn.

59. Tìm các nguồn lực thay thế tài chính: Đôi khi, thậm chí các tổ chức thành công nhất cũng vẫn cần đến sự giúp đỡ. Các công ty cho vay hoặc các nhà đầu tư có thể giúp bạn.

60. Trung thực với hợp đồng: Điều này bạn không chỉ giành được sự tôn trọng từ khách hàng, mà bạn cũng không bị phiền hà bởi những việc liên quan đến luật pháp mà có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính.

61. Chắc chắn rằng nhân viên của bạn được bù đắp xứng đáng: Nhân viên đáng được khen thưởng vì những việc làm khó. Hãy chắc chắn rằng bạn bù đắt xứng đáng cho nhân viên vì công sức họ bỏ ra và họ sẽ hiệu quả và vui vẻ hơn khi đi làm.

62. Học cách làm nhiều hơn với ít thời gian hơn. Chất lượng sẽ quan trọng hơn số lượng.

63. Phân bổ trang thiết bị một cách khôn ngoan: Hãy chắc rằng nhân viên của bạn có các công cụ mà họ cần thiết nhất.

64. Đầu tư vào công nghệ: Điều này không có nghĩa là cứ có công nghệ mới thì bạn phải mua về, mà mua những thứ cần thiết để làm việc hiệu quả hơn.

65. Cập nhật khi cần thiết: Sử dụng các thiết bị và các chương trình lỗi thời sẽ làm bạn bị tụt hậu. Cập nhật khi cần sẽ làm bạn không bị chậm chân hơn so với đối thủ cạnh tranh.

66. Đừng lãng phí: Mọi thứ nhỏ nhất, từ giấy, bút, mực…bạn đều phải bỏ tiền ra. Sử dụng chúng một cách hợp lý, không lãng phí.

Theo Lanhdao.net