Thương hiệu là những cảm nhận của khách hàng về khẩu vị, thiết kế, chất lượng, giá trị… về 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ nào đó. nói cách khác, khách hàng sẽ cảm nhận 1 sản phẩm nào đó thông qua thương hiệu.
Trước đây, nhiều marketer không quan tâm đến thương hiệu quốc gia mà chỉ quan tâm đến thương hiệu sản phẩm. Trong môi trường trong nước, điều này không bị ảnh hưởng nhưng khi sản phẩm đi ra môi trường quốc tế, tác động của thương hiệu quốc gia ảnh hưởng cực lớn đến uy tín thương hiệu.
Khách hàng luôn có một quan niệm về “cái nhất” đối với các thương hiệu quốc gia: Trà phải tù Anh, nước hoa phải từ Pháp, tơ lụa phải từ Trung Quốc, da phải từ Ý, đồ điện tử phải từ Nhật Bản… đây là những ví dụ mà thương hiệu quốc gia ảnh hưởng tích cực lên sản phẩm.
Bên cạnh đó, có những ảnh hưởng rất tiêu cực của thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm. Ngoài quan niệm “cái nhất”, khách hàng còn có quan niệm “cái bét – hay cái tệ nhất” khi thương hiệu đến từ quốc gia nào đó. Nếu hàng gia dụng mà đến từ Trung Quốc thì luôn được coi là thứ cấp là một ví dụ điển hình cho quan niệm này.
Các marketer đương đầu với điều này như thế nào?
Có 2 cách phổ biến: một là tận dụng tối đa tính tích cực của thương hiệu quốc gia và hai là giảm thiểu tối đa tính tiêu cực.
Khi xây dựng thương hiệu, hãy đưa vào những thông điệp về xuất xứ. Nếu bạn sản xuất đồ điện tử, hãy đưa vào thông điệp liên quan đến Nhật Bản thì sản phẩm của bạn sẽ trở nên “bền, đẹp, tiết kiệm năng lượng”. Trường hợp này tại Việt nam cũng áp dụng rất nhiều. Những thương hiệu xuất xứ từ Đài Loan hoặc Việt Nam, nhưng có cái tên rất kêu và đọc rất giống “Nhật Bản” (Nakagawa…) hoặc trường hợp của X-men, đây là thương hiệu 100% Việt Nam nhưng nhìn vào thiết kế, kiểu dáng, ai cũng nghĩ nó xuất xứ từ Châu Âu hoặc …Ý. Chỉ với cách đặt tên, bạn đã thành công một phần nào đó.
Xây dựng thương hiệu là cả 1 quá trình dài hơi và có tính toán. Nếu bạn tận dụng triệt để những quan niệm trước đây, bạn có thể tạo nên 1 thương hiệu rất rất thành công.
Theo Diễn đàn quản trị