Xem để ghét, biết rằng hại nhiều hơn lợi thế nhưng tại sao chúng ta vẫn dính chặt lấy Facebook?

Mạng xã hội Facebook có tới 2 tỉ người dùng hàng tháng, nhiều hơn dân số của cả Trung Quốc, Mỹ, Mexico và Nhật Bản cộng lại. Chính vì vậy, sức ảnh hưởng cũng như sức hút mạnh mẽ của mạng xã hội khổng lồ này là điều dĩ nhiên không phải bàn cãi.


Ảnh minh họa

Nhưng đối với nhiều người, trải nghiệm trên mạng xã hội đôi khi trở thành một thứ gây nghiện khó dứt và gây phiền nhiễu đến cuộc sống đời thực. Những nghiên cứu gần đây cho thấy gốc rễ của câu chuyện này vô cùng đơn giản: chúng ta đều mong muốn hiểu về suy nghĩ và cảm xúc của những người xung quanh.

Đối với CEO của Facebook Mark Zuckerberg và các đồng nghiệp, đặc tính của trang mạng xã hội này là sự thẳng thắn. Facebook được sinh ra nhằm “mang đến cơ hội xây dựng cộng đồng và giúp mọi người bước vào thế giới của nhau.” Bằng cách giúp mọi người kết nối với bạn bè của họ và chia sẻ những mẩu chuyện có ý nghĩa, Facebook sẽ củng cố các mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ cộng đồng.

Đây có lẽ là một hình mẫu khá lí tưởng của một xã hội tốt đẹp không hề nhuốm màu sắc tiêu cực nào. Song, đối chiếu với mục đích ban đầu của Facebook và thực tế những gì mọi người đang đăng tải trên trang cá nhân của mình, cách họ tương tác với nhau, cách họ cảm nhận về bạn bè và các mối quan hệ xoay quanh họ, có lẽ đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Những kẻ “âm thầm bên em”…

Nhiều cuộc phỏng vấn và khảo sát hướng tới hơn 100 người dùng Facebook đã được thực hiện. Các phát hiện chỉ ra cách chúng ta vẫn chọn Facebook là một nơi chia sẻ cảm xúc và kết nối với mọi người. Dù rằng, chúng ta đôi khi bị làm phiền và cảm thấy bị xúc phạm. Thay vì thách thức họ cắt đứt những mối quan hệ ấy, những người làm khảo sát vẫn tiếp tục âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của họ – và thậm chí còn lấy niềm vui từ việc chỉ trích, đánh giá họ.

Nói cách khác, Facebook đã phản ánh những động cơ tiềm ẩn trong trái tim của con người về các mối quan hệ khác nhau. Cũng giống như trong cuộc sống “offline”, mọi người luôn cố gắng mở rộng và kết nối với nhau, đồng thời lúc ấy vẫn phải đương đầu với những xích mích hàng ngày với bạn bè.

Một trong những điều đáng chú ý nhất trong nghiên cứu này nằm ở chỗ một lượng lớn người dùng nói rằng, họ cảm thấy bị tổn thương bởi những dòng trạng thái của bạn bè. Những chuyện như vậy thường xuất phát từ những người cực đoan hoặc những quan điểm chính trị mạnh mẽ (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đồng tính, các quan điểm chính trị đảng phái) đã lấn át những thói quen hàng ngày và các hành động thể hiện bản thân vô tội vạ.

Ví dụ, một người được phỏng vấn viết trên dòng tâm trạng, tiết lộ về “khoảng thời gian khó khăn với những vụ xả súng”:

“Tôi thật sự rất mong rằng, súng sẽ được hạn chế lưu thông buôn bán cũng như được tôn thờ như một nét văn hóa của Mỹ. Dù vậy, tôi không nghĩ rằng, Facebook thực sự là một nơi mà mọi người chọn lắng nghe những quan điểm trái chiều, vì vậy, tôi sẽ ngó lơ những bài viết có tính chất như vậy.”

Hay một người được phỏng vấn khác chia sẻ:

“Tôi đã chia sẻ với bạn tôi rằng, đứa con hai tuổi của mình đã biết đếm đến 40 mà có thể đọc rành rọt bảng chữ cái bằng ba thứ tiếng. Sau đó, một tài khoản Facebook đã thô lỗ đăng một dòng trạng thái khuyên những bậc cha mẹ đừng nên “sống ảo” đến mức dùng con của mình để khoe khoang cho mọi người biết. Tôi cảm thấy rằng, mình nên hủy kết bạn với người đó ngay tức khắc.”

Tại sao ta phải chấp nhận nó như một lẽ dĩ nhiên?

Lý do những phản ứng này xảy ra nhan nhản mỗi ngày là do nhiều yếu tố khác nhau có nguồn gốc từ công nghệ truyền thông mà Facebook mang lại. Đầu tiên, có một nhóm tính cách đặc trưng của những người sử dụng mạng lưới xã hội. Đó là sự đa dạng được cấu thành từ những mối quan hệ khác nhau đang tập trung ở cùng một môi trường.

Trên Facebook, bạn chia sẻ những thông điệp mà không biết rằng, ai sẽ đọc được nó, nhưng có thể chắc chắn rằng, độc giả trung thành của bạn sẽ là những người đến từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội và mang những giá trị và niềm tin khác nhau.

Khi nói chuyện trực tiếp, bạn sẽ nói chuyện với bố vợ, đồng nghiệp và bạn bè với những tông giọng khác nhau và trong các bối cảnh khác nhau. Trong khi đó, trên Facebook, họ chỉ thấy được một mặt trong lối giao tiếp của bạn và cũng như sẽ “hóng hớt” cả những ý kiến của những người bạn của bạn.

Điều này có nghĩa rằng, xu hướng nhiều người tham gia vào cuộc nói chuyện mang tính cá nhân trong không gian cộng đồng nhất định đang gia tăng so với thời kỳ trước đây. Và cả những hệ thống giá trị khác nhau của những người bạn sẽ châm ngòi cho cuộc xung đột. Nhưng bản chất của những mối quan hệ mà mọi người đang có trên Facebook chính nằm ở chỗ, họ không thể hủy kết bạn với những người bạn ấy dù đang cảm thấy rất có chịu và bị xúc phạm.

Đại loại như khi một người đồng nghiệp hoặc một người họ hàng xúc phạm bạn, đó có thể là vì trách nhiệm công việc hay trách nhiệm gia đình mà bạn sẽ không hủy kết bạn với họ. Thay vào đấy, mọi người bí mật thay đổi những thiết lập để sự xuất hiện của họ trên bảng tin ít hơn trước kia để tránh những cuộc cãi vã không đáng có.

Một người trong cuộc khảo sát giải thích:

“Tôi nhớ mình đã từng hủy kết bạn với một người (là bạn của bạn tôi) vì cô ấy cứ mãi đăng những bình luận chính trị hoàn toàn trái ngược với những quan điểm của tôi. Điều đó thực sự rất khó chịu vì tôi không đủ thân thích để đáp trả các bài viết của cô ấy, và hơn nữa, tôi không muốn bày tỏ quan điểm trên một diễn đàn cộng đồng như thế.”

Tuy nhiên, không một ai trong nhóm nghiên cứu dám khẳng định rằng, mình sẽ hạn chế sử dụng Facebook, dù sự công kích luôn bủa vây họ. Vì một lẽ, đó là cơ hội để đánh giá hành vi của các mối quan hệ xung quanh, một điểm khiến Facebook trở nên hấp dẫn với người tham gia hơn bao giờ hết.

Tương tự như trải nghiệm “xem-để-ghét” của một chương trình truyền hình mà bạn không thích cốt yếu chỉ để chế nhạo, và điều này cũng được xem như một dạng thức khác của “đọc-để-ghét”. Đăng nhập vào Facebook cho bạn một cơ hội “bị” xúc phạm (hoặc chỉ chọc giận một chút) bởi những quan điểm phiến diện và sự công kích cá nhân. Và lấy niềm vui từ điều đó hoàn toàn là lẽ đương nhiên.

Theo trí thức trẻ