Ngủ nhiều mà vẫn mệt, đi làm không tỉnh táo… đây là cách để bạn vượt qua vấn đề đó

Thực hiện một vài thay đổi đơn giản trong lối sống, bạn có thể dễ dàng lấy lại tinh thần của mình cho ngày dài làm việc.


Ảnh minh họa

Một sáng bắt đầu từ tiếng chuông báo thức, thật chẳng dễ chịu chút nào khi bạn phải vật lộn để có thể ra khỏi giường, nhất là khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi!

Bạn có thường xuyên có những cảm giác mệt mỏi như vậy không? Nếu có thì rất có thể dưới đây sẽ là những nguyên nhân gây ra điều đó…

Tại sao bạn luôn mệt mỏi?

1. Nguyên nhân y học

Nếu sự mệt mỏi thường xuyên không bắt nguồn từ việc bạn thiếu ngủ, điều này có thể ám chỉ bạn đang gặp phải một vấn đề về sức khỏe.

• Thiếu máu: Đây là một trong những lý do quan trọng khiến tình trạng mệt mỏi của bạn trở nên trầm trọng.

• Tiểu đường: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc có quá nhiều đường trong máu cũng sẽ dẫn đến sự căng thẳng, khó chịu trong người.

• Dấu hiệu của suy gan: Cơ thể bạn thiếu quá nhiều hóc môn tuyến giáp (throxine) cũng sẽ dẫn đến kiệt sức.

• Sốt xuất huyết: Mặc dù trung bình sốt xuất huyết kéo dài trong 6 tuần, nhưng tình trạng mệt mỏi sẽ liên tục xuất hiện trong vài tháng sau đó.

2. Nguyên nhân vật lý

Nếu bạn đang cố gắng tìm ra gốc rễ của sự mệt mỏi kéo dài, đây cũng là điều bạn nên lưu ý.

• Ngưng thở khi ngủ: Điều này làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vì nó làm hụt hơi thở vào ban đêm. Dấu hiệu ngưng thở khi ngủ bao gồm tình trạng bồn chồn trong đêm và ngáy ngủ thường xuyên.

• Bồn chồn chân: Bệnh Willis-Ekbom, còn được gọi là hội chứng chân không nghỉ, gây ra một sự thôi thúc không thể cưỡng lại để di chuyển chân một cách liên tục. Khi hệ thống thần kinh liên tục chiến đấu với suy nghĩ phải dừng lại, sẽ gây ra sự ức chế dẫn đến căng thẳng đầu óc.

3. Nguyên nhân tâm lý

Rối loạn tâm thần hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến…

• Lo lắng: Trung bình cứ 20 người thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lo âu tổng quát. Cảm thấy không thể kiểm soát những suy nghĩ lo lắng kéo dài liên lục, kể cả trong giấc ngủ ban đêm.

• Trầm cảm: Triệu chứng phổ biến của chứng trầm cảm là tình trạng mệt mỏi. Không chỉ ngăn cản bạn rơi vào giấc ngủ, nó cũng có thể làm cho bạn cảm thấy không có năng lượng làm bất cứ việc gì.

4. Nguyên nhân do lối sống

Thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong lối sống có thể cải thiện tình trạng của bạn rất nhiều. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu nếu …

• Bạn thường xuyên uống bia, rượu: Bia, rượu khiến bạn buồn ngủ nhưng sẽ nhanh chóng đánh thức bạn vào giữa đêm. Để ngủ ngon hơn, hãy cố gắng giảm bớt việc uống bia, rượu một cách thường xuyên.

• Bạn có nhiều thói quen: Làm việc muộn, thường xuyên ngủ muộn và không tuân thủ giờ giấc đều có thể góp phần làm cho cảm giác kiệt sức của bạn trở nên kéo dài hơn.

Làm thế nào để lấy lại tinh thần và chống lại sự mệt mỏi?

Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một vài gợi ý sau đây:

• Ăn thường xuyên, chia làm nhiều bữa trong ngày để đảm bảo năng lượng làm việc.

• Tạo thói quen tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên.

• Chăm chút cho giấc ngủ nhiều hơn.

• Giành một khoảng thời gian trong ngày để thư giãn, thoải mái đầu óc, hoặc có thể đi gặp chuyên gia y tế để được tư vấn.

• Từ bỏ hẳn đồ uống có caffeine.

• Uống ít đồ uống chứa cồn.

• Uống thật nhiều nước mỗi ngày.

Theo trí thức trẻ