Cách điều hành doanh nghiệp gia đình để tránh tình trạng sau khi li hôn, chồng mất hết công ty vào tay vợ

Các doanh nghiệp gia đình là một trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Đông Nam Á. Theo một báo cáo của Credit Suisse vào năm 2011, hơn 60% số doanh nghiệp ở khu vực đều do các gia đình điều hành.


Ảnh minh họa

Môi trường làm việc ở các doanh nghiệp gia đình có rất nhiều điểm tốt nhưng sự đan xen giữa yếu tố cá nhân và tính chuyên nghiệp có thể khiến các công ty này mắc phải sai lầm. Mâu thuẫn dễ nảy sinh và việc thiếu kiểm soát có thể làm doanh nghiệp chệch hướng phát triển.

Đối với các công ty thuộc sở hữu gia đình ở Đông Nam Á, nguyên nhân căng thẳng hàng đầu là phải sa thải những người họ hàng làm việc kém hiệu quả, tiếp đến là nhiều bất đồng giữa các thành viên trong gia đình. Đây là kết quả của một cuộc điều tra do The Economist Intelligence Unit thực hiện.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm ra cách vừa giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả lại vừa khiến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình luôn êm ấm.

1. Chủ động quản lý các hoạt động trong gia đình

Đầu tiên, bạn cần đặt ra các ranh giới. Theo một nguyên tắc chung, các vấn đề gia đình phải được giữ trong phạm vi gia đình. Trái lại, cuộc thảo luận về những rắc rối mà doanh nghiệp gặp phải nên hạn chế đến mức thấp nhất ở nhà.

Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp gia đình George Isaac cho rằng, “các hoạt động trong gia đình cần đến một phương thức quản lý hiệu quả và đây là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho các doanh nghiệp gia đình gồm nhiều thế hệ”. Biện pháp để thực hiện việc này là thiết lập quá trình xử lý mâu thuẫn ở cả trong và ngoài văn phòng làm việc.

Bạn cũng cần cố gắng không đưa vấn đề kinh doanh vào cuộc sống cá nhân. Says Ryan Camarillo và vợ đang điều hành một cửa hàng bán đồ trang sức trực tuyến có tên gọi là Soulgasm. Anh chia sẻ rằng, “mối quan hệ tình cảm giữa vợ chồng tôi rất dễ bị ảnh hưởng từ công việc kinh doanh và đôi khi chúng tôi không thể tách bạch giữa hai vấn đề này. Để không xảy ra tình trạng trên, các thành viên trong gia đình nên có các cuộc trao đổi cởi mở với nhau”.

2. Luôn có một bên thứ ba làm cố vấn

Lời khuyên từ bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp gia đình tránh khỏi các quyết định chủ quan và bù đắp cho những thiếu sót trong chuyên môn.

Issac khuyến nghị rằng, “nên đưa một thành viên độc lập, không phải là thành viên trong gia đình vào hội đồng quản trị hoặc tuyển thêm các trợ lý để đưa ra đánh giá khách quan và tăng thêm sự chuyên nghiệp cho các buổi họp của hội đồng quản trị”.

3. Khuyến khích các thành viên ra ngoài làm việc để học hỏi kinh nghiệm

Ngay cả Ayalas (Philippines) cũng ra ngoài làm việc để học tập phong cách làm việc chuyên nghiệp trước khi gia nhập tập đoàn của gia đình mình. Jaime Augusto Zobel de Ayala từng công tác tại Bộ Thương Mại và Công nghiệp và một ngân hàng thương mại ở London. Trong khi đó, người anh trai Fernando của ông cũng đã từng làm việc tại công ty Shell ở Brazil.

Theo Family Legacy Asia, một công ty tư vấn quản trị gia đình, kinh nghiệm làm việc sẽ trao cho các thành viên gia đình cơ hội để trưởng thành và trở nên khác biệt trong kinh doanh. Họ sẽ có được một tầm nhìn rộng hơn chứ không chỉ bó hẹp trong văn hoá làm việc của bản thân họ.

Do vậy, một khi họ gia nhập công ty gia đình, “họ sẽ là các đối tác kinh doanh tốt hơn nhiều so với các anh chị em của họ và điều này cũng giúp doanh nghiệp của họ tránh được các xung đột gia đình”.

4. Giải quyết nhu cầu cá nhân và mục tiêu của từng thành viên

Issac chỉ ra rằng, các gia đình không nên bỏ qua chi tiết này: mỗi thành viên đều có các mục tiêu, nhu cầu và ưu tiên của riêng họ. Hầu hết những vấn đề này sẽ nảy sinh theo thời gian. Ông cho rằng, “Cách tốt nhất là đối xử với các người chủ gia đình như là các nhà đầu tư cá nhân… Hiểu và giải quyết các nhu cầu của từng người, cả trên phương diện kinh doanh và cuộc sống cá nhân.”

Ông nói thêm rằng, “Hãy nhớ rằng, các rắc rối nhỏ trong gia đình có thể trở thành vấn đề lớn nếu những vấn đề và mục tiêu nhỏ nhặt đó không được giải quyết”.

Theo trí thức trẻ