Cái bóng khổng lồ của Steve Jobs đã che phủ Tim Cook, nhưng bạn có biết ông ấy đã từng cứu Apple khỉ nguy cơ phá sản?

Ánh hào quang của Steve Job khiến nhiều người quên mất những người cộng sự của ông.


Ảnh minh họa
Mùa xuân năm 1997, Apple, khi đó đang trên bờ vực phá sản, chào đón sự trở lại của nhà sáng lập vĩ đại Steve Job. 10 năm sau, Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên và nhanh chóng trở thành công ty lớn nhất thế giới. Vai trò chủ đạo của Steve Job trong thành công này là không thể phủ nhận.

Ánh hào quang của Steve lớn đến nỗi người ta quên mất rằng, thật ra một mình ông không đưa công ty từ bờ vực phá sản lên đỉnh cao thế giới.

Thậm chí, nói theo một cách nào đó, người trực tiếp cứu con tàu Apple khỏi bị đắm chính là Tim Cook, vị CEO bị coi là “nhàm chán”, kẻ thù của các iFan với một loạt iPhone na ná nhau.

Không chỉ các cổ đông nên cảm ơn Apple mà chính những iFan mới là những người cần nói lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tim Cook. Ông và chuỗi cung ứng tuyệt vời của mình không những đã cứu sống Apple vào giai đoạn họ khó khăn nhất, mà nó còn cho phép chúng ta mua được iPhone 7 sát giá trị gốc chỉ một tuần sau khi sản phẩm này ra mắt.

Tim Cook đã cứu Apple khỏi nguy cơ phá sản như thế nào?

Thời điểm Steve quay lại Apple, công ty đang trên bờ vực phá sản, sát hơn tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra.

Apple lúc đó đang “sở hữu” những sản phẩm không bán được do chất lượng, tầm nhìn tồi tệ và muôn ngàn lý do khác. Một trong những lý do John Sculley bị coi là CEO tệ hại nhất lịch sử Apple là vì ông cố gắng duy trì một chuỗi cung ứng quá khổng lồ so với nhu cầu thực tế của Apple khi đó.

Chuỗi cung ứng tệ hại đó là một trong những lý do khiến Apple điêu đứng. Lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến chi phí ở mức cực kỳ khủng khiếp.

Trong điều kiện bình thường, hàng điện tử mỗi tuần lưu kho tự động mất 1 – 2% giá trị. Vào năm 1997, Apple tồn kho 225 triệu USD/ 4 tỷ USD tài sản. Điều này có nghĩa, mỗi tuần họ mất chừng 2 – 5 triệu USD với quy mô khi đó (tương đương 300 – 750 triệu USD với quy mô tài sản hiện nay).

Tim Cook được Steve lôi kéo về Apple với nhiệm vụ rất rõ ràng: Xây dựng một cuỗi cung ứng just-in-time giống như của Dell. Nhưng có lẽ chính bản thân Micheal Dell cũng phải thán phục những gì mà COO của Apple khi đó đã làm được.

Vào thời điểm năm 2013, đỉnh cao của Dell, số ngày lưu hàng tồn kho trung bình của họ là 11 ngày còn Apple là 3. Với quy mô của Apple, số ngay lưu kho đó quả thực “không thể tin nổi”.

Hệ thống phân phối hiện nay của Apple cho phép họ bán ra khoảng 15 triệu iPhone riêng trong tuần đầu tiên ra mắt. Con số này gấp khoảng 15 lần những gì chính họ làm được với iPhone 3GS.

Mặc dù nhu cầu lớn hơn nhiều nhưng tình trạng cháy hàng lại không kéo dài lâu như các mẫu iPhone trước đây. iPhone 6s chỉ mất khoảng 2 – 3 tuần để full-fill số lượng pre-order khổng lồ trong khi tình trạng cháy hàng các model iPhone dưới thời Steve luôn kéo dài chừng 2 – 3 tháng.

Không cần phải là một chuyên gia cũng có thể thấy được hệ thống của Apple có khả năng mở rộng khủng khiếp như thế nào. Hiện tại, Apple sản xuất được chừng 550 triệu chiếc iPhone mỗi ngày.

Một yếu tố dễ nhìn thấy và có ảnh hưởng lớn đến người dùng hơn: iPhone 3GS mở bán đợt đầu chỉ ở vài quốc gia gồm Mỹ, Canada và một số thị nước châu Âu. Đợt mở bán thứ hai sau đó hai tháng cũng chỉ có khoảng 15 nước. Còn hiện tại, ngay trong ngày đầu, iPhone 7 được bán ở 25 quốc gia, tại khắp các châu lục. Và đợt hai sau chừng một tuần là 30 quốc gia khác.

Sự kết hợp những yếu tố này chính là lý do giúp người dùng iPhone Việt có thể mua được iPhone 7 ngang giá chính hãng (từ khoảng dưới 17 triệu đồng) chỉ một tuần sau khi ra mắt.

Tim Cook đã thực hiện điều kỳ diệu này như thế nào?

Trở lại với mớ hỗn độn Apple, cặp đôi Steve và Tim đã mạnh tay phá bỏ tất cả những gì họ cho là không nên tồn tại. Trong khi Steve nổi tiếng với việc dẹp bỏ tới 90% dòng sản phẩm thì Tim Cook đập bỏ chuỗi cung ứng thảm họa trước khi ông đến.

Nếu Jobs tự tin nói “Chúng tôi đã phát minh lại điện thoại di động” thì chẳng ai có thể cãi lại Tim Cook nếu ông tuyên bố “Tôi đã phát minh ra một hệ thống sản xuất và phân phối vĩ đại”.

Ngay khi trở lại, Tim Cook, trong vai trò COO, ngay lập tức đóng cửa hơn một nửa (10/19) kho hàng chính của Apple, giảm số ngày lưu kho của sản phẩm từ một tháng xuống sáu ngày chỉ sau chín tháng làm việc. Ngày nay, Apple chỉ còn một kho hàng chính tại Mỹ.

Cũng trong thời gian đó, thời gian trung bình để sản xuất một chiếc máy tính của Apple giảm từ bốn tháng xuống còn hai tháng.

Nếu quy ra tiền, chỉ riêng việc tối ưu hóa hàng tồn kho đã giúp Apple tiết kiệm chừng 2 triệu USD mỗi tuần và con số đó rơi vào khoảng 300 triệu USD với quy mô tài sản hiện nay.

Có thể Apple không phải công ty đầu tiên nhưng chắc chắn là công ty tận dụng hiệu quả nhất và mở một quy trình outsource vĩ đại nhất hiện nay.

Tim Cook đã đưa ra hai quyết định mà nhiều người ở thời điểm đó cho là điên rồ: đóng cửa các nhà máy vận hành bởi Apple và mở chuỗi cửa hàng riêng bán sản phẩm của Apple.

Hệ thống outsource của Tim Cook cho phép các đối tác tham gia vào quy trình sản xuất iPhone ở mức rất sâu mà vẫn đảm bảo chất lượng và bí mật của Apple ở mức độ cao nhất. Cho đến thời điểm này, không một hãng nào cùng ngành có khả năng đưa ra một chuỗi cung ứng tương tự.

Trước Apple, chưa từng có một quy trình outsource nào hoàn thiện và sản xuất ở một quy mô lớn đến vậy, nhất là với những sản phẩm tinh vi và nhiều bí mật như iPhone, Macbook. Hãy nhớ, ngay cả Samsung hiện tại cũng không có khả năng áp dụng mô hình này.

Điều vĩ đại ở đây là ngay cả ở quy mô khổng lồ như vậy, họ vẫn kiểm soát được những yếu tố về tỷ lệ lỗi, hỏng cũng như thất thoát một cách hoàn hảo. Tỷ lệ lỗi do quá trình sản xuất của iPhone chỉ là 7,5% – thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 17% của ngành. Con số này càng khó tin hơn với mô hình outsource gần như toàn bộ của họ.

Có một “truyền thuyết” cho rằng Apple có khả năng tính toán lượng sale tại từng cửa hàng của mình sai số dưới 10% – con số hợp lý so với các chỉ số tài chính nhưng hoàn toàn không thể tin nổi nếu xét theo các tiêu chuẩn bán lẻ. Một điều mà ngay cả mô hình just-in-time của Micheal Dell cũng chưa bao giờ đạt được.

Thành công đã khó, tiếp nối nối một thành công vĩ đại còn khó hơn. Tim Cook, ở một khía cạnh nào đó đã thành công. Cook’s Apple hoàn toàn không giống chính nó dưới tay Steve, nhưng vẫn mang đến cho chúng ta những sản phẩm tốt nhất, đặc biệt, mọi thứ đều tuyệt vời hơn.

Theo trí thức trẻ