Thuê ngoài – Được và mất

Đôi khi, dịch vụ thuê ngoài (outsourcing) mang đến những rắc rối hơn là có giá trị cho doanh nghiệp.
Năm 1928, nhà máy River Rouge của Ford được thiết lập và có đầy đủ trang thiết bị để biến nguyên vật liệu thành những chiếc xe hơi thành phẩm, như: 100.000 công nhân, 16 triệu feet vuông diện tích sàn nhà máy, 100 dặm đường sắt, bến cảng và lò. Ngày nay, River Rouge vẫn là nhà máy sản xuất lớn nhất của Ford, tuy nhiên, nó chỉ còn là một cái bóng mờ nhạt của thời huy hoàng ngày trước. Hầu hết các bộ phận do các nhà thầu phụ đảm nhận và tất cả liên đới với nhau qua 6.000 công nhân của nhà máy.
Hiện tại, dịch vụ thuê ngoài đã phát triển mạnh trong lĩnh vực kinh doanh toàn cầu. Cách đây vài thập kỷ, nhiều doanh nghiệp đã ký kết các hợp đồng thuê bên ngoài, có thể mọi thứ từ lau sàn nhà đến kiếm tìm những lỗ hổng trong hệ thống internet của họ. TPI, một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực này, dự đoán mỗi năm, có rất nhiều hợp đồng thuê dịch vụ bên ngoài được ký kết trị giá 100 tỉ USD. Theo Oxford Economics tính toán, tại Anh – một trong những nền kinh tế vững mạnh nhất thế giới – 10% công nhân lao động vất vả với những công việc “thuê ngoài”, riêng các doanh nghiệp chi khoảng 200 tỉ USD/năm cho dịch vụ thuê ngoài. Thậm chí, ngay cả chiến tranh cũng sử dụng dịch vụ thuê ngoài: Mỹ sử dụng lực lượng quân đội hợp đồng tại Pakistan nhiều hơn là quân đội thường xuyên.
Dịch vụ thuê ngoài có thể bùng nổ vô hạn định? Và liệu thực tế có hữu ích như cam kết hay vẫn tồn đọng những vấn đề rắc rối. Có một số dấu hiệu cho thấy dịch vụ thuê ngoài thường đi chệch hướng. Hiện nhiều doanh nghiệp đang phải xem xét lại phương pháp tiếp cận dịch vụ của họ.
Chỉ số hàng quý mới nhất của TPI về dịch vụ thuê ngoài (đánh giá những hợp đồng thương mại từ 25 triệu USD trở lên) cho biết tổng giá trị của những hợp đồng thuê dịch vụ bên ngoài trong quý 2/2011 đã giảm 18% so với quý 2/2010. Con số tương tự tại Châu Mỹ (hầu như là Hoa Kỳ) đã giảm xuống mức trung bình: giá trị của những hợp đồng dịch vụ thuê ngoài giảm 50% trong quý 2/2011 so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái. Điều này phần nào được lý giải do sự khủng hoảng kinh tế tại Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả với những thị trường có nền kinh tế trưởng thành và bền vững thì TPI cũng cho rằng những gì cần thiết để thuê ngoài hiện các doanh nghiệp cũng đã có sẵn.
Miles Robinson, công tác tại công ty luật Mayer Brown lưu ý, cũng đã xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp pháp lý liên quan đến dịch vụ thuê ngoài. Một trường hợp điển hình, công ty IT EDS đã phải trả cho công ty truyền thông BskyB 318 triệu bảng (469 triệu USD) để bồi thường thiệt hại. 2 công ty tổng cộng phải chi 70 triệu bảng chi phí pháp lý cho 5 tháng vụ việc được đưa lên tòa. Kể từ khi nhiều vụ tranh chấp liên quan đến dịch vụ thuê ngoài được đưa lên tòa thì lĩnh vực này hẳn cũng giảm đi sức hút.
Một trong những thảm họa kinh doanh tồi tệ nhất trong những năm gần đây xuất phát từ dịch vụ thuê ngoài. Cách đây 8 năm, Boeing, nhà sản xuất máy bay lớn nhất của Mỹ, đã quyết định làm theo các mô hình mẫu của những hãng xe hơi và thuê nhà thầu phụ để đảm nhận hầu hết các công việc liên quan đến việc sản xuất chiếc 787 Dreamliner của nó. Kết quả như một cơn ác mộng. Một vài bộ phận của chiếc máy bay không khớp với nhau. Một số nhà thầu phụ không giao các bộ phận đúng hạn mặc dù đã ký hợp đồng thầu phụ. Boeing đã phải đi khảo sát và kiểm tra từng nhà thầu phụ để ngăn chặn tình trạng sụp đổ. Nếu Dreamliner bắt đầu “lăn” ra khỏi dây chuyền sản xuất vào cuối năm nay như Boeing hứa hẹn thì hãng cũng đã mất 3 năm so với kế hoạch ban đầu.
Dịch vụ thuê ngoài có thể đi chệch hướng theo nhiều cách với những sắc thái khác nhau. Đôi khi, các công ty ép nhà thầu quá khắt khe khiến họ phải “cắt góc”. (Đây là một vấn nạn lớn trong ngành công nghiệp xe hơi, lĩnh vực mà một số ít công ty toàn cầu vẫn có thể bắt ép 80.000 nhà sản xuất những bộ phận riêng lẻ). Đôi khi một số nhà thầu phụ đã giành được hợp đồng sau đó lại hủy. Hay thỉnh thoảng cả 2 bên ký hợp đồng một cách bất cẩn. Và một số công ty cũng không thể nào tránh khỏi khi chọn phải một nhà thầu phụ với dịch vụ thuê ngoài không tốt dẫn đến chiến lược tổng thế của công ty bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, các công ty dịch vụ, hợp đồng thuê dịch vụ bên ngoài từ các trung tâm cuộc gọi nước ngoài để giải quyết những khiếu nại của khách hàng rồi sau đó lại không biết vì sao khách hàng ghét mình.
Khi dịch vụ thuê ngoài đi sai lối, thật khó để khắc phục hậu quả. Thực tế, nếu doanh nghiệp thuê ngoài một công việc, họ sẽ loại bỏ bộ phận đảm nhận công việc đó trong doanh nghiệp. Họ trở nên gắn bó với các nhà thầu phụ, bàn giao tài liệu nhạy cảm và mời các nhà thầu phụ làm việc cùng đội ngũ nhân viên chủ chốt. Nếu như nhà thầu phụ làm việc chệch hướng, vấn đề sẽ phát sinh từ đây. Rất dễ để đóng cửa một bộ phận trong doanh nghiệp hơn là tái xây dựng. Còn nếu phải sa thải nhà thầu phụ thì đồng nghĩa việc nhà máy đình hoãn hoạt động, hóa đơn không thanh toán và nhiều thứ khác trở nên lộn xộn.
Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ đi theo mô hình River Rouge trong thời gian tới. Một số công ty, chẳng hạn như Boeing, đang ngày càng tự mình đảm nhận công việc nhiều hơn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đằng sau dịch vụ thuê ngoài vẫn còn hấp dẫn. Nhiều nhiệm vụ liên quan đến vấn đề kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp có thể sẽ được đảm nhận tốt hơn và chi phí rẻ hơn nhờ vào các chuyên gia thuê ngoài. Làm vệ sinh văn phòng là một ví dụ rõ ràng, nhiều công việc phía sau văn phòng cũng là một dạng thích hợp để thuê ngoài. Dịch vụ thuê ngoài cung cấp lao động chênh lệch, sử dụng nguồn nhân công Ấn Độ để nhập dữ liệu thay vì dùng người Thụy Điển đắt tiền. Họ cũng có thể cung cấp những lĩnh vực liên quan đến quy mô kinh tế. TPI đưa ra quan điểm rằng, đối với các vấn đề ở Mỹ, dịch vụ thuê ngoài vẫn đang phát triển tại các thị trường mới nổi và đáng ngạc nhiên hơn, tại Châu Âu, Đức và Pháp cũng đang dần sử dụng ý tưởng dù có hơi muộn này.
Các doanh nghiệp đang nghiên cứu, xem xét lại dịch vụ thuê ngoài thay vì vứt bỏ nó. Họ chuyển sang sử dụng các hợp đồng dịch vụ dài hạn thay cho ngắn hạn như trước cũng như ít cứng nhắc hơn. Giá trị hàng năm của những mối quan hệ làm ăn trị giá 100 triệu USD/năm đã giảm 62% trong năm nay so với năm ngoái. Các doanh nghiệp đang dần xây dựng những mối quan hệ với nhiều dịch vụ thuê ngoài thay vì “đặt trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, họ vẫn cần suy nghĩ cẩn trọng về vấn đề kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp là gì và những gì là thiết bị ngoại vi.
Và trên tất cả, một tổng biên tập tờ báo cần phải nói không với cám dỗ từ việc thuê những cộng tác viên bên ngoài với giá rẻ hơn nhưng chất lượng bài viết cũng nghèo nàn theo.

Theo Diễn đàn quản trị