Hiện nay, Virus máy tính luôn là vấn đề nóng vì nó là mối quy hiểm khôn lường với cộng đồng. Một số cái tên về virus tống tiền (Ransomware) đáng sợ gần đây như WannaCry, GandCrab, Varenyky … Nếu máy tính nào bị nhiễm virus này thì tất cả dữ liệu trên ổ cứng sẽ bị mã hóa không thể sử dụng được. Để lấy lại dữ liệu, người dùng cần phải trả một khoản tiền cho các đối tượng phát tán loại virus này gây phiền toái và thiệt hại về tài chính cho người dùng.
1. Cách thức virus xâm nhập vào máy tính:
- Qua email: người dùng nhận được email lạ có link hoặc file đính kèm, nếu người dùng click vào file có chứa virus, mã độc Ransomware sẽ nhiễm vào máy tính.
- Qua tin nhắn như Facebook Messenger, Yahoo, Google, Skype,… có chứa link lạ.
- Ngoài ra có thể qua các thiết bị lưu trữ được cắm vào máy tính như USB, cài đặt phần mềm.
Chính vì vậy, các dữ liệu bị nhiễm virus của khách hàng đang dùng phần mềm MISA trên máy tính cũng sẽ bị mã hóa và không thể phục hồi lại được (bị lỗi cả file dữ liệu và file sao lưu).
2. Cách xử lý tình huống khi máy tính bị nhiễm virus:
- Cách ly máy tính bị nhiễm bằng cách tắt máy không sử dụng, nếu máy trong mạng LAN thì rút dây mạng để tránh virus lây lan sang máy tính khác.
- Liên hệ với chuyên gia an ninh mạng của các nhà cung cấp phần mềm diệt virus để xin tư vấn và hỗ trợ xử lý.
- Khôi phục dữ liệu từ thiết bị sao lưu bên ngoài (nếu có) sang máy tính mới không nhiễm virus.
3. Giải pháp phòng ngừa:
- Luôn cập nhật hệ điều hành, phần mềm trên máy tính, trình duyệt mới nhất để giúp truy cập web an toàn hơn.
- Không mở file khi nhận được email từ người lạ hoặc email có dấu hiệu nghi ngờ.
- Không click vào link lạ được gửi qua Skype, Google, Messenger, Facebook.
- Không truy cập vào website lạ có thể có chứa mã độc.
- Không cài đặt và sử dụng phần mềm không có bản quyền (crack).
- Trên máy tính phải được cài đặt phần mềm Anti-Virus (Kaspersky, BKAV, Norton, Avast, AVG,…) phải luôn ở trạng thái được cập nhật tự động và không tắt chế độ bảo vệ thời gian thực (Realtime Protection).
4. Hướng dẫn cập nhật hệ điều hành máy tính lên phiên bản mới.
- Đối với máy tính đang chạy hệ điều hành Windows Server 2008 trở về trước và window XP xem tại đây
- Đối với máy tính đang chạy hệ điều hành Windows 7 và Windows Vista xem tại đây
- Đối với máy tính đang chạy hệ điều hành Windows server 2012, Windows server 2016, windows 8, window 10 xem tại đây
5. Hướng dẫn cách phòng ngừa việc mất dữ liệu trên phần mềm MISA.
-
- Phần mềm MISA luôn có cơ chế sao lưu dữ liệu, tuy nhiên nếu máy tính bị nhiễm virus Ransomware thì tất cả file dữ liệu, file sao lưu cũng sẽ bị mã hóa.
Vì vậy để dữ liệu của khách hàng MISA luôn an toàn, ngoài việc sao lưu dữ liệu MISA thường xuyên thì khách hàng nên copy các file sao lưu này ra thiết bị lưu trữ bên ngoài (như USB, ổ cứng di động…) và bảo quản an toàn. (Định kỳ 3 ngày/1 lần hoặc 1 tuần/lần…)
- Trường hợp dữ liệu bị lỗi do máy tính bị nhiễm virus Ransomware thì khách hàng chỉ cần lấy file sao lưu dữ liệu đã lưu ở thiết bị bên ngoài (USB/ ổ cứng… ) và phục hồi lại trên máy tính mới không bị nhiễm virus.
6. Hướng dẫn chủ động sao lưu dữ liệu trên MISA
Để thực chủ động sao lưu dữ liệu backup trên phần mềm MISA, Quý đơn vị thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
-
- Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp (sử dụng MISA Mimosa.NET): https://helpmimosa2022.misa.vn/kb/sao-luu-du-lieu/
- Đối với đơn vị xã, phường (sử dụng MISA Bamboo.NET): https://helpbamboo2020.misa.vn/knowledge-base/sao-luu-du-lieu/
- Đối với đơn vị doanh nghiệp, công ty (sử dụng MISA SME.NET): https://helpsme.misa.vn/2022/kb/html_10030100/
Sau khi sao lưu, Quý đơn vị chủ động copy các file sao lưu này ra thiết bị lưu trữ bên ngoài (như USB, ổ cứng di động…) hoặc lưu trên các nền tảng lưu trữ online (như google driver, onedrive, mediafire…)