Mục tiêu của TQMlà không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để thoả mãn ở mức cao nhất cho phép nhu cầu của khách hàng.
Đặc điểm phương pháp:
1- Chất lượng là số một,là hàng đầu
2- Định hướng không phải vào người sản xuất mà vào người tiêu dùng
3- Đảm bảo thông tin và xem thống kê là một công cụ quan trọng
4- Sự quản lý phải dựa trên tinh thần nhân văn
5- Quá trình sau là khách hàng của quá trình trước
6- Tính đồng bộ trong quản lý chất lượng
7- Quản lý theo chức năng và hội đồng chức năng
Các bước thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ:
- Am hiểu về chất lượng
- Cam kết và lãnh đạo
- Tổ chức chất lượng
- Đo lường chất lượng
- Giá của chất lượng
- Hoạch định chất lượng
- Thiết kế chất lượng
- Hệ thống thiết kế và nội dung
- hệ thống tư liệu đánh giá
- Công cụ kỹ thuật để đạt chất lượng
- Một vài kỹ thuật bổ sung khi thiết kế,duy trì và thực hiện giá thành
- Thay đổi nhận thức nhờ vào nhóm chất lượng
- Truyền thống về chất lượng
- Đào tạo về chất lượng
- Thực hiện TQM
Mối quan hệ giữa ISO 9000 và TQM
Trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam hiện nay,các doanh nghiệp rất quan tâm tới hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 đồng thời TQM cũng đã bắt đầu được chú ý.Vậy sự giống và khác nhau giữa hai phương pháp trên là gì…đó là câu hỏi đầu tiên cho các nhà tổ chức khi áp dụng thực hiện quản lý ISO 9000 hay TQM cho doanh nghiệp mình.
Xét tổng thể cả hai đều có chung những nguyên tắc cơ bản quan trọng là nhằm tăng trưởng kinh tế,đem lại lợi ích cho người tiêu dùng,cho tổ chức,cho thành viên trong tổ chức đó và cho toàn xã hội.Cả hai đều quan tâm tới chất lượng nhưng không phải chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà nó đem lại mà còn đề cập tới các vẫn đề xã hội :sức khoẻ, môi trường, an sinh…
Về bản chất ISO 9000 là phương pháp quản lý “từ trên xuống” tức là quản lý chất lượng từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới công nhân.Còn TQM là phương pháp quản lý “từ dưới lên”,ở đó chất lượng được thực hiện nhờ ý thức trách nhiệm,lòng tin cây của mọi thành viên của doanh nghiệp.
ISO 9000 dựa vào hệ thống văn bản trên cơ sở các hợp đồng và quy tắc đề ra.Còn các nhà quản lý theo TQM thường coi hợp đồng chỉ là hình thức bên ngoài mà quan tâm nhiều tới yếu tố chủ quan.Tinh thần trách nhiệm và lòng tin cậy được đảo bảo bằng lời nói thể hiện ở chất lượng mà không có bằng chứng.
ISO 9000 nhấn mạnh đảm bảo chất lượng trên quan điểm người tiêu dùng còn TQM đảm bảo chất lượng trên quan điểm của người sản xuất.
ISO 9000 được coi như “giấy thông hành” để đi tới chứng nhận chất lượng.Thiếu sực đánh giá và công nhận theo hệ thống thì doanh nghiệp sẽ khó tham gia vào guồng lưu thông thương mại quốc tế.Tuy nhiên sự tham gia này không nhất thiết dẫn tới lợi nhuận, trừ trường hợp trình độ cạnh tranh về chất lượng và giá của doanh nghiệp cao hơn đối thủ. TQM giúp tăng cường cạnh tranh có lãi bằng mọi hoạt động trong toàn doanh nghiệp với sự giáo dục đào tạo thường xuyên.
ISO 9000 cố gắng thiết lập mức chất lượng sau đó duy trì chúng.Còn TQM thì không ngừng cố gắng cải tiến chất lượng sản phẩm.
ISO 9000 xác định rõ trách nhiệm về quản lý về đảm bảo chất lượng việc thực hiện và đánh giá chúng.Còn TQM không xác định các thủ tục nhưng khuyến khích từng hãng tự phát triển chúng để thúc đẩy điều khiển chất lượng tổng hợp
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc nghiên cứu kỹ về ISO 9000 và TQM thì sẽ thấy có sự khác biệt càng lớn.Tuy vậy,họ vẫn cho rằng cần hoà trộn và kết hợp hai hệ thống đó,quản lý tốt và áp dụng đúng hướng sẽ là tiền đề cho sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp.
Theo Saga