Bài tập phát triển trí não cho trẻ

6 năm đầu đời là giai đoạn phát triển “rực rỡ” của bộ não con người với 80% liên kết thần kinh được kết nối. Do vậy cần áp dụng các bài tập vận động và cung cấp đủ năng lượng cho não trẻ ở thời kỳ này.


Ảnh minh họa

Giống như sự phát triển thể chất, hoạt động não bộ cũng có những bài tập vận động thích hợp với nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo lứa tuổi và thể trạng của trẻ, bố mẹ có thể giúp não con “tập thể dục” bằng những trò chơi đơn giản.
nao ddb7e Bài tập phát triển trí não cho trẻ
Bài tập vận động chéo: Gồm 2 bước
Bước một: giữ cơ thể trong tư thế đứng, đặt cánh tay phải chéo qua phía bên trái, nhấc chân trái chéo về phía bên phải. Ngược lại, đặt cánh tay trái chéo qua phải và nhấc chân phải chéo về bên trái.

Bước hai: bẻ cong chân trái ra đằng sau, đưa bàn chân trái hướng về phía hông bên phải sao cho tay phải và bàn chân trái chạm nhau. Ngược lại, bẻ cong chân phải ra đằng sau, đưa bàn chân phải hướng về phía hông trái sao cho tay trái và bàn chân phải chạm nhau.

Bố mẹ có thể tập đưa bài tập vận động này vào hoạt động thể dục hằng ngày của trẻ. Điều đó vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp trí não con hoạt động hiệu quả hơn.

– Vượt chướng ngại vật: Những trò chơi như để quả chanh vào muỗng, giữ cán muỗng vào miệng sau đó di chuyển sao cho quả chanh không rơi xuống đất hoặc bước đi khi để sách trên đầu… là những cách rèn luyện não bộ phối hợp nhịp nhàng với cơ thể.

– Trò chơi ô chữ: Bài tập này có rất ưu điểm như hỗ trợ tăng cường khả năng ghi nhớ, giúp bé học được từ vựng căn bản… Với những bé trong độ tuổi sắp vào lớp một, phương pháp này giúp não bộ của bé phát triển cân đối hơn.

Khi cùng con chơi các trò chơi phát triển trí tuệ, bố mẹ nên tạo ra nhiều “chiêu thức” hoặc tình huống để trẻ luôn có cảm giác hứng khởi, khát khao chinh phục.

Theo Trẻ em Việt