Tại sao học Tiếng Anh nhiều nhưng không tiến bộ?

Nhiều học sinh chưa xác định đúng mục tiêu và lựa chọn chương trình không phù hợp với năng lực của bản thân.


Ảnh minh họa

Chia sẻ câu chuyện về việc học tiếng Anh của bé Tít, học sinh lớp 9 trường THCS Thành Công (Hà Nội), chị Thu Hằng cho biết, hàng năm, gia đình chị đầu tư rất nhiều cho con học tiếng Anh. Mỗi khóa chị thường bỏ ra 3-4 triệu đồng với hy vọng con có thể sử thành thạo ngoại ngữ trước khi vào đai học.

“Tiếng Anh tốt, con có thể đi du học dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội phát triển bản thân ngay cả khi học trong nước vì tiếng Anh ngày càng được sử dụng phổ biến”, chị Hằng nói. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với trẻ nên vợ chồng chị bắt đầu cho con học thêm ở các trung tâm từ năm cấp 2.

Tuy nhiên, ở nhiều trung tâm, việc đánh giá trình độ của học viên chưa chính xác nên có khi Tít không được xếp vào chương trình phù hợp với năng lực của mình. Bố mẹ lại không giỏi tiếng Anh nên chị gặp khó khăn trong việc theo dõi tiến độ học của con.

Đồng cảm với lo lắng của gia đình chị Hằng, các chuyên gia giáo dục cho rằng lứa tuổi THCS là giai đoạn rất nhạy cảm, bố mẹ cần có phương pháp phù hợp để đồng hành, giúp con định hướng và xác định mục tiêu trong tương lai. Đây cũng là giai đoạn học sinh có thể tiếp thu kiến thức đa dạng, phong phú hơn để dần dần định hình xu hướng sở thích, ước mơ nghề nghiệp tương lai. Vì vậy những câu hỏi như cho con học trung tâm, giáo trình, phương pháp và đánh giá trình độ của con ra sao cho hợp lý luôn là băn khoăn của không ít phụ huynh. 

Là chuyên gia khảo thí, ông Nguyễn Phương Sửu – nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phương pháp và đánh giá chất lượng Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, tiếng Anh phổ biến trên toàn cầu. Ngoại ngữ này được sử dụng làm ngôn ngữ chung trong các giao dịch và giao tiếp thông thường tại môi trường làm việc quốc tế.

Nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh, nhiều phụ huynh cho con theo học nhiều trường, lớp, trung tâm, giáo trình nhưng lại không quan tâm đến việc đánh giá năng lực các em hàng năm để biết sự tiến bộ. “Điểm mấu chốt giúp con học và sử dụng tốt tiếng Anh là xác định đúng mục tiêu và đặt con vào vạch xuất phát điểm phù hợp nhất qua từng thời kỳ”, ông Sửu nhận định.

Sau mỗi học kỳ ở trường hay khóa học tại trung tâm ngoại ngữ, phụ huynh có thể đánh giá trình độ của con định kỳ bằng bài thi quốc tế TOEFL Junior. Bài thi này đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và tính công bằng, do Viện Khảo thí giáo dục Mỹ (ETS) cấp.

Cụ thể, bài thi TOEFL Junior đánh giá sự tiến bộ về năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh sau khoảng thời gian học tập, rèn luyện và xác định điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có kế hoạch học tập tiếp theo.

Phiếu điểm TOEFL Junior có giá trị toàn cầu. Có chứng chỉ này, học sinh có thể sử dụng vào mục đích học tập quốc tế như xin học bổng, du học, đăng ký tham gia các khóa học hay các hội trại quốc tế mà không phải thi đầu vào ngoại ngữ nếu đạt điểm chuẩn.

Kết quả TOEFL Junior quy đổi theo khung năng lực Ngoại ngữ Việt Nam và khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) giúp phụ huynh biết con mình đang ở vị trí nào. Điểm số được sử dụng chính thức trong công tác đánh giá quá trình học tập của học sinh THCS tại TP HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước…

Bài thi cũng cung cấp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh thông tin chi tiết về những kỹ năng đã nắm được cũng như cần củng cố. Kết quả bài thi TOEFL Junior đi kèm với điểm số Lexile giúp học sinh tìm được nguồn học liệu phù hợp với trình độ của mình.

Cũng theo ông Sửu, bài thi TOEFL Junior phù hợp cho lứa tuổi THCS, bởi kết quả của bài thi không những đo lường khả năng ngoại ngữ của học sinh mà còn là cơ sở giúp phụ huynh đưa ra được định hướng cho con trong thời gian tới.

Theo VNexpress