Bạn có đang đi sai hướng trong học tâp?

Hàng trăm cơ hội thành công đang vuột khỏi tay con bạn hàng ngày – và một trong những nguyên nhân là sự yếu kém ngôn ngữ được sử dụng trong mọi lĩnh vực trên toàn cầu – Anh ngữ.

Tiếng Anh đang được giảng dạy rộng rãi ở Việt Nam, nhưng học sinh Việt vẫn chưa hoàn toàn làm chủ thứ ngôn ngữ quan trọng này. Vì sao tiếng Anh lại quan trọng đến vậy, và con bạn đang ở đâu?

Lời khuyên từ các quốc gia khởi nghiệp…

Các quốc gia khác chú trọng giải quyết vấn đề này từ lâu, cũng như nhìn nhận tương lai nền kinh tế phụ thuộc một phần quan trọng vào mức độ thông thạo tiếng Anh của người dân.

Tại Hội thảo Quốc tế về Khởi nghiệp Sáng tạo ngày 21/9, bà Esther Barak Landes, Giám đốc Điều hành Nielsen Innovate cho biết Israel cải tiến chương trình giáo dục cấp III, tập trung vào tiếng Anh và Toán là hai môn chủ lực. Tại Hội thảo này, chuyên gia đến từ Israel cũng khuyến nghị, giáo dục phổ thông của Việt Nam cần tập trung giảng dạy ba môn tiếng Anh, Toán và Công nghệ thông tin nếu muốn thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.

“Vị cha già” của quốc gia láng giềng Singapore – ông Lý Quang Diệu – đã lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ học tập và làm việc cho dân tộc mình. Ông khẳng định, phải giỏi tiếng Anh để không bị tụt hậu. Tiếng Anh giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc và đem lại ưu thế cạnh tranh. Gợi ý cho giáo dục Việt Nam, ông nói: “Đại học Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ… bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu”. Ông cảnh báo, nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này “không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”.


Ảnh minh họa

…và nhận định từ tạp chí danh tiếng Harvard Business Review

Trong bài viết “Giới kinh doanh toàn cầu sử dụng Anh ngữ”, xuất bản tháng 5 năm 2012, tạp chí này đã nêu ra quan điểm “Dù bạn có sẵn sàng hay chưa, tiếng Anh giờ đã là ngôn ngữ thương mại toàn cầu”. Bài viết dẫn chứng nhiều công ty đa quốc gia danh tiếng hiện nay đều bắt buộc dùng tiếng Anh: Airbus, Daimler-Chrysler, Nokia, Renault, Samsung…- đó chỉ là một vài trong số rất nhiều công ty nỗ lực tăng hiệu quả giao tiếp giữa các vùng cũng như hiệu quả kinh doanh qua chính sách bắt buộc sử dụng tiếng Anh.

Tại tập đoàn Honda của Nhật Bản, chính sách bắt buộc sử dụng tiếng Anh đã giúp tập đoàn này tiếp cận nhiều nhân tài khắp thế giới, và các nhân viên Nhật Bản có nhiều thuận lợi nhất định với khả năng giao tiếng bằng tiếng Anh với đối tác, đồng nghiệp nước ngoài.

Dạy và học tại Việt Nam chưa bắt kịp nhịp độ

Ông Robert Sherwood, Giám đốc Phát triển của AEG, cho biết: “Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tiếng Anh chỉ cần thiết khi du học hoặc trong kinh doanh, tuy nhiên, trên thực tế, tại Việt Nam và trên thế giới, tiếng Anh là ngôn ngữ vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực. Hơn nữa, các tổ chức giáo dục hàng đầu và nhiều nguồn kiến thức thường chỉ sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh không đủ tốt đồng nghĩa với việc bỏ lỡ nhiều kiến thức hiện đại, và giảm sức cạnh tranh khi nắm bắt cơ hội việc làm và trong các ngành đang phát triển nhanh chóng.”

Hiện tại, ở Việt Nam, tiếng Anh vẫn chỉ đang được giảng dạy như một môn học thông thường, bắt đầu từ lớp 6, nặng về đọc viết, nhưng chưa chú trọng kỹ năng giao tiếp và sự linh hoạt. Việc dạy và học tiếng Anh hiện nay chưa bắt kịp được sự phát triển chung. Ông Robert nói tiếp: “Chính phủ Việt Nam đã có nhiều đề án đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ chính trong dạy và học – tuy nhiên, nhiều giáo viên hiện chưa đủ trình độ. Và khi họ đủ trình độ, có thể đã là muộn cho các em học sinh.”

Với mục tiêu “hai trong một”, trang bị tiếng Anh và kiến thức cho học sinh Việt, chương trình Anh ngữ STEAM – học tiếng Anh qua các thí nghiệm, bài học thực tiễn kết hợp từ nhiều lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học đã được mang về Việt Nam bởi Tổ chức Giáo dục Mỹ American Education Group (AEG). Các em dùng tiếng Anh để giải quyết tình huống, thảo luận với giáo viên bản xứ, qua đó tăng cường kỹ năng tiếng Anh nhanh chóng, đồng thời tiếp nhận kiến thức từ nhiều lĩnh vực một cách tự nhiên. Nhờ hình thức học theo chủ đề, kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, các em học được cách vận dụng kiến thức linh hoạt hơn, thay vì “đóng khung” mình vào một môn học nào đó.

Tiếng Anh lưu loát công kiến thức STEAM không chỉ mở rộng cánh cửa bước ra thế giới, mà còn tăng cơ hội được tiếp cận chính sách visa mở rộng của Mỹ – thời gian thực tập dành riêng cho sinh viên có bằng trong lĩnh vực STEM được tăng lên 24 tháng, qua đó tăng cơ hội tích lũy kinh nghiệm và thành công cho các em.

Theo Dân trí