Trước đó, mô hình này đã được triển khai thành công tại TP Lào Cai và nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Việc thực hiện theo mô hình đã xây dựng được văn hóa dự giờ, giáo viên tự tin và luôn có mong muốn được làm mới mình mỗi ngày.
Đặc biệt, giáo viên không còn lo lắng sau giờ dạy sẽ bị bị “mổ xẻ”, phân tích xếp loại. Thay vào đó là nhận được những lời góp ý, chia sẻ và cùng với các đôngf nghiệp tìm cách tháo gỡ, khó khăn.
“Mô hình đã tạo ra sự thay đổi theo hệ thống quản lý: Sở -> Phòng –> Trường -> Hiệu trưởng –> giáo viên; Luôn để ngỏ sự sáng tạo. Đặc biệt, vai trò nòng cốt chuyên môn được thực hiện và có nhiều giải pháp quyết liệt từ lãnh đạo Sở, đến các phòng ban, phòng GD&ĐT…” – cô Dung chia sẻ và cho biết: TP Lào Cai khuyến khích các trường tiếp tục và nhân rộng mô hình VNEN. Tuy nhiên việc nhân rộng cũng cần thực hiện từng bước, thận trọng, vững chắc không chạy đua theo kiểu phong trào mà phải có lộ trình và có thời gian.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, thành phố Lào Cai sẽ có100% các trường triển khai thực hiện theo mô hình trường học mới VNEN; trong đó có các trường triển khai toàn phần và có trường vận dụng triển khai từng phần.
Theo Giáo dục và Thời đại