Để hỗ trợ con học ngoại ngữ, nhiều phụ huynh đã đưa các thiết bị điện tử như điện thoại, tablets thông minh và các chương trình ứng dụng, kênh tivi dạy trẻ em học ngoại ngữ sớm… cho con. Tuy nhiên, phó mặc việc học ngoại ngữ của trẻ cho các thiết bị nghe nhìn mang sẽ có nhiều hạn chế.
Không gian 2 chiều của màn hình thiết bị kỹ thuật số, dù có hiện đại cũng không thể hiện thực hóa toàn bộ hình khối, chất liệu, kích thước, cường độ, dạng chuyển động, tốc độ hay giác quan (mùi vị, cảm giác, nhiệt độ….).
Chính vì vậy, chỉ học tiếng Anh qua tiếp xúc với các thiết bị này có thể gây ra những sai lầm về khái niệm cho trẻ em vốn đang trong giai đoạn hình thành định nghĩa về mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống.
Môi trường giao tiếp
Khác với học tiếng Anh trực tiếp trong môi trường thực, học tiếng Anh qua màn ảnh nhỏ không có đối tượng giao tiếp, điều này, một cách vô hình, sẽ làm mất đi kỹ năng tranh luận, trao đổi ý kiến, tìm hiểu và bày tỏ ý muốn bằng lời của trẻ.
Chưa kể, trong học tiếng Anh nói chung và ngôn ngữ nói riêng, ngữ cảnh giao tiếp, các yếu tố văn hóa, văn minh… là nền tảng giúp trẻ phát triển nhận thức về ngôn ngữ. Vì thế, môi trường học tập có tương tác giữa trẻ và giáo viên hay bạn bè sẽ giúp trẻ dễ dàng tận dụng được ngữ cảnh để hiểu được ngôn ngữ.
Trong khi đó, học qua các thiết bị, màn hình có thể giúp trẻ nắm từ vựng, nhưng lại không hiểu hết ý nghĩa và ngữ cảnh của điều mình nói.
Theo chuyên gia Gavan Iacono, Tổng giám đốc Language Link Việt Nam, đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh, việc có một môi trường sống động để trẻ hòa mình vào và tận dụng ngữ cảnh để tiếp thu ngôn ngữ là rất quan trọng. “Môi trường học tập có bạn, thầy cô sẽ là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội của trẻ. Với môi trường phù hợp, trẻ sẽ phát huy tối đa tiềm năng học tập, trí tuệ cảm xúc”, ông Gavan Iacono nói.
Rửa trôi thông tin
Trẻ mẫu giáo tiếp nhận thông tin, lĩnh hội ngôn ngữ thông qua các hoạt động lặp đi lặp lại. Trong khi đó, các chương trình, thiết bị học tiếng Anh lại thường xuyên thay đổi. Thông tin được cung cấp và tự động xóa đi khiến trẻ khó ghi nhớ hoặc kiến thức học được không lâu bền do thiếu cảm nhận thật, ít tương tác giác quan, không có sự giải thích và thiếu sự hiểu biết đến cùng. Hiện tượng này gọi là “rửa trôi thông tin”.
Ở môi trường lớp học thực tế như lớp tiếng Anh mẫu giáo của Language Link, trẻ được thiết lập cơ chế tiếp thu ngôn ngữ cố định với những thói quen học tập giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái, tự tin, sẵn sàng tiếp thu kiến thức. Chẳng hạn, trẻ sẽ tiếp thu các nội dung ngôn ngữ khác nhau trên cùng một cấu trúc học tập bao gồm các hoạt động xây dựng trên cơ sở tôn trọng nhịp độ phát triển và trí thông minh đa dạng của các em như: lựa chọn tự do, âm nhạc và chuyển động, kể chuyện, làm việc theo nhóm… Với cơ chế lặp đi lặp lại này, trẻ sẽ hình thành kiến thức, không bị rửa trôi.
Do vậy, các thiết bị, chương trình dạy tiếng Anh chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ, chứ không thể thay thế hoàn toàn việc học tập trực tiếp của trẻ mẫu giáo với giáo viên, bạn bè. Cha mẹ nên lựa chọn một phương pháp đúng, giúp con lĩnh hội vốn tiếng Anh ở giai đoạn vàng này, thay vì phó mặc hoàn toàn việc học của con cho máy móc.
Theo VNexpress