Không có kĩ năng làm bài, rất khó kịp thời gian
Đây là khẳng định của nhiều “cựu binh” đã từng chinh chiến ở kì thi vào 10 Chuyên Anh. Để đạt điểm cao trong môn thi này thì “kĩ năng mềm” (kĩ năng quản lí thời gian làm bài, kĩ năng loại trừ, phán đoán, kĩ năng đọc lướt…) thậm chí còn phát huy tác dụng hơn “kĩ năng cứng” (là 4 kĩ năng cơ bản).
Đề thi vào Chuyên Anh THPT có tính phân loại rất cao. Bài thi của các trường chuyên đều dựa trên những dạng bài kiểm tra ngữ pháp và từ vựng theo khung tham chiếu châu Âu (CEFR). Theo khung này, các kiến thức cơ bản sẽ được đưa ra dưới nhiều dạng bài tập khác nhau như bài tập đọc (Reading Comprehension), bài tập điền từ vào chỗ trống của một đoạn văn (Filling in the blanks), bài tập viết lại câu bằng từ cho sẵn, hoặc bằng từ bắt đầu câu (Sentence Rewrite)… Ngoài ra, đề còn có dạng bài tập Ngữ âm, tìm từ đọc khác, hoặc tìm từ có trọng âm khác (Phonetics)…
Theo chuyên gia, thạc sĩ Tô Ngân Hà, phụ trách giảng dạy khóa tiếng Anh chuyên THCS tại Language Link, để làm được các dạng bài này, học sinh phải có kiến thức ngữ pháp và từ vựng chắc. Ngoài việc tích lũy kiến thức qua thời gian, học sinh còn cần có một chiến lược làm bài và quản lý thời gian thi hợp lý.
“Thông thường, học sinh sẽ có cảm giác ngợp trước các dạng bài thi như vậy. Đó là phản ứng hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được học các kĩ năng làm bài thi và được thực hành nhiều dạng bài thi, học sinh sẽ tự tin trước các dạng bài thi tương tự”, thạc sĩ Tô Ngân Hà cho biết.
Kĩ năng làm bài thi – có thể bạn chưa biết
Theo chuyên gia Tô Ngân Hà, kĩ năng làm bài thi cần được các giáo viên nhiều kinh nghiệm hướng dẫn cụ thể và có phương pháp riêng. Bởi ngay trong kĩ năng này còn có nhiều kĩ năng “nhỏ mà có võ” khác ít người quan tâm đúng mức.
Chuyên gia, thạc sĩ Tô Ngân Hà
Một kỹ năng vô cùng quan trọng khác đó là Phân bổ thời gian. Trong quá trình làm bài, nếu đọc một câu hỏi 2 lần mà chưa trả lời được thì dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán để chọn lấy một câu trả lời, rồi chuyển ngay sang câu hỏi khác.
Đọc trước câu hỏi để định hướng nội dung cần tìm trong bài đọc hiểu là một kỹ thuật các thí sinh dày dạn kinh nghiệm đi thi thường xuyên sử dụng. Bạn có biết rằng câu hỏi đầu tiên trong đoạn văn thường là câu hỏi về chủ đề, ý chính của đoạn văn? Nếu thấy câu hỏi loại này xuất hiện đầu tiên trong bài đọc hiểu, đừng trả lời ngay, mà nên trả lời các câu hỏi tiếp theo trước. Nội dung trả lời của các câu dưới thường là tổng hợp chủ đề của bài.
Cũng là kỹ năng làm bài đọc, những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho ta biết câu hỏi là về vấn đề gì, và giúp định hướng thông tin phải tìm trong bài đọc. Ví dụ, nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Tom was…”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Tom. Như vậy, “Tom” chính là từ định hướng trong câu hỏi này.
Học kĩ năng làm bài thi ở đâu?
Còn rất nhiều kĩ năng làm bài thi như trên mà học sinh cần được hướng dẫn và luyện tập thường xuyên. Đáp ứng nhu cầu học vừa được học tiếng Anh toàn diện, vừa đạt mục tiêu thi đỗ vào Chuyên Anh cấp 3, một số trung tâm tiếng Anh uy tín như Language Link đã thiết kế riêng một khóa học chuyên biệt cho học sinh THCS. Khóa Tiếng Anh chuyên cho học sinh THCS này giúp cho học viên nâng cao toàn diện các kĩ năng cơ bản (Nghe, nói, đọc, viết). Quan trọng nhất, các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm ra đề, chấm thi của khóa tiếng Anh chuyên cho học sinh THCS sẽ dạy cho học viên các kĩ năng kĩ năng làm đề thi một cách hiệu quả nhất. Cùng với đó, học viên của khóa tiếng Anh chuyên cho học sinh THCS còn được thực hành rất nhiều dạng đề thi như đề thi học sinh giỏi, đề thi vào trường chuyên, đề thi học kì của các trường khối chuyên… từ ngân hàng đề thi phong phú của Language Link. Chính việc được làm quen với nhiều bài thi và được hướng dẫn phương pháp làm bài này sẽ giúp học sinh tự tin và làm tốt khi đối mặt với kì thi Chuyên trong tương lai.
Theo Dân Trí