Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa kết thúc và bạn muốn làm cho công ty mình gọn nhẹ và mạnh mẽ hơn. Nhưng liệu bạn có phạm phải những sai lầm sau đây?
Đánh giá thấp tính nghiêm trọng và thời gian của cuộc khủng hoảng kinh tế
Hãy nhìn nhận rằng đây không phải là một tình trạng có thể sớm tự đảo ngược. Nền kinh tế thế giới đang bị thiệt hại nghiêm trọng và sự hồi phục sẽ tới chậm. Hãy tái thiết công ty dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực tế tình trạng tệ hại nhất.
Bạn cần bảo vệ giá trị cốt lõi của công ty vì nó mang lại lợi ích cho việc kinh doanh với khối lượng lớn nhất và phục vụ hầu hết số khách hàng. Hãy nhận diện các khách hàng hàng đầu và bảo đảm đang thỏa mãn nhu cầu của họ, dù các khoản thu nhập bị giảm sút.
Nếu không tái thiết công ty mình thành cơ sở nhỏ hơn nhưng hoạt động nhanh nhẹn và hữu hiệu thì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng.
Thực hiện những cắt giảm nhân viên toàn diện
Hãy tránh cắt giảm trên quy mô toàn diện hoặc đóng cửa hoàn toàn các chi nhánh một cách không cần thiết. Tùy tình hình, nên cắt giảm một số nhân viên, nhưng cơ sở kinh doanh còn lại phải có khả năng đáp ứng các chức năng như cũ.
Giao tiếp nội bộ quá thưa thớt
Điều quan trọng là bạn cần giao tiếp với nhân viên của mình ngay từ buổi đầu, thường xuyên và thành thật. Nếu thực hiện đúng sẽ tạo nên lòng trung thành và đạt được sự ủng hộ từ phía nhân viên.
Hãy nói cho nhân viên biết rằng bạn sẵn có một kế hoạch nhằm tiết kiệm thời gian, giúp công ty đi lên và chứng minh rằng bạn tin tưởng vào kế hoạch đó.
Giải quyết việc sa thải quá kém
Hãy để cho nhân viên thấy rằng bạn quan tâm tới số nhân viên bị sa thải bằng cách tạo ra một chương trình phúc lợi tốt nhất cho những người phải ra đi.
Điều này sẽ giúp quá trình cắt giảm nhân viên bớt căng thẳng và nhẹ nhàng hơn, đồng thời cũng cho các nhân viên còn lại thấy được và đánh giá tốt cách thức bạn giải quyết vấn đề.
Tích trữ nhiều hàng hóa
Thông thường, các giám đốc cảm thấy an toàn hơn với hàng tồn kho nên họ đầu tư quá nhiều tiền vào đó. Nhưng trong quá trình tái thiết công ty, đừng nên tích trữ hàng hóa mà hãy thanh lý chúng, dù có chịu lỗ vì tiền mặt có giá trị hơn hàng hóa.
Không thể chứng minh bạn bị thiệt hại nhiều hơn
Nếu bạn yêu cầu cắt giảm lương bổng hoặc phúc lợi thì hãy cho nhân viên thấy rằng bạn chịu thiệt thòi nhiều hơn nhân viên của mình. Bạn tìm cách nào đó để chứng tỏ sự hy sinh này, chẳng hạn bạn hãy bán đi chiếc xe hơi mắc tiền…