Biển Thước có 2 người anh cũng làm nghề y. Ngụy Văn Vương biết chuyện đó liền hỏi: “Trong ba anh em ngươi, người nào giỏi nhất?”. Biển Thước đáp: “Anh cả giỏi nhất, anh hai thứ nhì, còn hạ thần thuộc hạng thấp nhất”.
Vua ngạc nhiên: “Thế tại sao các anh ngươi không nổi tiếng như ngươi?” Danh y đáp: “Anh cả thần chữa bệnh ngay khi bệnh chưa hình thành. Khi người ta chưa cảm thấy bệnh tật đe dọa thì đã được anh ấy chữa khỏi rồi Anh hai chữa khi bệnh còn nhẹ, mới phát, hễ chữa là khỏi. Do đó, người ta cho rằng hai anh ấy chỉ chữa được các bệnh nhẹ. Còn thần chữa khi bệnh đã nghiêm trọng, khiến người bệnh rất đau khổ, tính mệnh bị đe dọa, nên thần nổi tiếng nhất”.
2 người anh của Biển Thước là một trong những chuyên gia phòng chống rủi ro rất giỏi mà chúng ta cần tham khảo và đem ra bàn luận. Đạt được trình độ quản trị rủi ro tốt, nhưng hậu quả là 2 anh ta lại không được người khác biết đến hay nói cách khác, khả năng ứng dụng công việc của anh ta bị hạn chế do anh ta đã làm quá tốt công việc của mình. Và như vậy đã tạo ra một mâu thuẫn rất lớn trong việc quản trị rủi ro.
Trong nghệ thuật quản trị, quản trị rủi ro là một môn khoa học mới và thậm chí chưa được phát triển ở Việt Nam vì quản trị rủi ro “là việc dự đoán trước những hậu quả có thể xảy ra cho cá nhân, tổ chức, tập thể và đề ra phương án để giảm thiểu những hậu quả do việc không lường trước gây nên”.
Những thành phần của xác định một rủi ro bao gồm: Thời điểm xảy ra rủi ro, thời điểm thấy được rủi ro, xác suất tin cậy mà rủi ro đó có thể xảy ra, mức độ hợp tác của những người tham gia trong mối quan hệ rủi ro đó.
Như vậy 2 người anh của thần y Biển Thước thấy được trước thời điểm xảy ra rủi ro rất xa đến mấy chục năm, và độ tin cậy thì gần như 100%. Dù xa như vậy nhưng 2 người anh của Biển Thước vẫn thuyết phục được các người tham gia trong quan hệ rủi ro đó hợp tác với nhau mới là bậc kỳ tài. Trong khi đó ngay cả Biển Thước cũng là một người dự đoán rủi ro trước thuyết phục hơn rất nhiều: Thấy trước rủi ro cách thời điểm xảy ra rủi ro ngắn, xác suất tin cậy cao, người bệnh đã thấy được những rủi ro của mình nếu không chữa bệnh, nên đã hợp tác để phòng ngừa rủi ro.
Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi tôi cũng muốn làm 2 người anh của Biển Thước phòng trước được nhiều rủi ro, tuy nhiên thật khó để thuyết phục những người tham gia trong mối quan hệ rủi ro hợp tác để phòng ngừa, và vì vậy đành giống như Biển Thước, để rủi ro sắp xảy ra rồi mới phòng chống. Như vậy hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều.
Như vậy quản trị rủi ro chỉ hiệu quả khi:
-Thời điểm thông báo rủi ro cách thời điểm xảy ra rủi ro ở một khoảng cách an toàn.
-Xác suất xảy ra rủi ro cao trên 50% và có cơ sở chứng minh sẽ xảy ra rủi ro đó.
-Những người tham gia vô quan hệ rủi ro hợp tác để phòng chống