Thích nghi với sếp mới

Những thay đổi này khiến bạn gặp khó khăn, đặc biệt nếu bạn có sếp mới. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn thích nghi với sếp mới và làm việc hiệu quả hơn: 

Ảnh minh họa


Giúp đỡ
Bắt đầu ở vị trí mới là một thách thức với mọi người, kể cả sếp. Sếp mới có thể còn bỡ ngỡ và chưa quen với công việc, đây chính là cơ hội để bạn giúp đỡ và làm quen với sếp. Hãy báo cáo với sếp những dự án đang dở dang, thời hạn hoàn thành công việc, tình hình văn phòng… Những giúp đỡ ban đầu này sẽ đặt nền móng cho mối quan hệ giữa bạn và sếp.

Linh hoạt
Sếp mới có thể sẽ có ý kiến riêng về việc điều hành văn phòng cũng như cách thức để đạt được các mục tiêu, và ý kiến đó có thể mâu thuẫn với ý kiến của bạn. Trong trường hợp này, hãy thật thoải mái và linh hoạt, đừng cho rằng sự khác biệt đó có nghĩa là sếp không biết cách làm việc. Thay vào đó, hãy sẵn sàng học cách tiếp cận mới, phương pháp làm việc mới.

Nhiệt tình, hăng hái
Sếp mới thường gặp khó khăn trong những tháng đầu làm việc, trong đó có việc làm quen với nhân viên mới. Bạn nên mạnh dạn giới thiệu bản thân mình với sếp: bạn đã đạt được những thành công gì trong quá khứ, kỹ năng nổi bật của bạn…
Bạn cũng có thể đề nghị được tham gia một dự án nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, bạn không nên thể hiện sự hăng hái một cách thái quá bởi sếp có thể coi bạn là kẻ nịnh bợ.

Kiên nhẫn
Sếp chưa định hình được phong cách làm việc tại công sở mới nên có thể gây bất tiện cho bạn. Ví dụ, sếp muốn bạn cập nhật tình hình công việc của bạn cho anh/cô ấy hai lần một ngày. Đừng vội cho rằng sếp muốn kiểm soát và không tin tưởng bạn, sếp làm như vậy chỉ để nắm rõ tình hình công việc trong văn phòng hàng ngày. Hãy bình tĩnh và bạn sẽ dần thích ứng với sếp.

Chú ý thói quen làm việc của sếp
Hãy chú ý xem sếp thích phương tiện giao tiếp nào: điện thoại, tin nhắn hay gặp trực tiếp? Lúc nào thích hợp nhất để gặp sếp? Cách tiếp cận của sếp với một dự án mới như thế nào?… Biết được thói quen và sở thích của sếp, bạn sẽ hình thành được mối quan hệ tốt đẹp với sếp nhanh hơn.