Cuộc đời thành công nhờ những “tiểu tiết”

Gần đây, tôi gặp người bạn hồi phổ thông, anh ấy làm chủ nhiệm văn phòng đại diện của công ty liên doanh nước ngoài. Anh ấy đã làm được mấy năm, thu nhập cũng khá, vợ con cũng chuyển ra Hà Nội, cuộc sống gia đình đầm ấm hạnh phúc. Trước đây anh ấy cũng như tôi, cứ tào phào “qua loa đại khái”, vậy mà bây giờ từ lời nói đến cử chỉ của anh ấy đều rất cẩn trọng, làm việc chu đáo khác hoàn toàn ngày trước.
Một lần tôi được mời đến dự lễ cắt băng khánh thành của công ty anh ấy. Lễ cắt băng khánh thành hôm đó dự định 5 vị lãnh đạo cắt băng đỏ. Sau khi 5 vị đã chuẩn bị cắt băng thì giám đốc công ty nhìn thấy một vị lãnh đạo cũ của công ty, liền mời ông ấy lên cùng hành lễ. Tôi thấy vậy rất lo cho anh bạn tôi, không biết anh ấy xử trí ra sao. Vậy mà anh bạn tôi đã nhanh chóng lấy từ trong túi mình ra một chiếc kéo đưa cho vị lãnh đạo đó. Sáu vị vui vẻ cắt băng khánh thành. Sự việc này khiến tôi được mở rộng tầm mắt. Sau buổi lễ tôi hỏi anh bạn: “Sao cậu biết giám đốc sẽ gọi vị lãnh đạo đó lên ?”, “Giám đốc gọi thêm người nữa thì túi mình vẫn còn sẵn một cái kéo nữa”. Anh ấy nói: “Làm việc ở công ty liên doanh, xảy ra vấn đề gì thì đều do cấp dưới chịu trách nhiệm; vì vậy mình có thói quen lường trước sự việc và có sự chuẩn bị, đáng chuẩn bị một thì mình phải chuẩn bị hai, ba; nhiều khi cũng không thừa”.
Chúng ta không nên giẫm lên vết xe đổ vì nhất thời sơ suất mà để cho những việc nhỏ nhặt khiến cuộc đời phải chịu những thất bại. Công việc và cuộc sống giống như đun nước sôi vậy, chỉ cần nhiệt độ của nước chưa đạt 1000C thì dù đạt đến 990C thì vẫn không thể gọi là nước sôi được. Trong công ty nếu bạn cứ “qua loa đại khái” việc gì làm cũng đại khái, chẳng cẩn thận, cũng chẳng làm hết mình, kết quả là những việc đó càng ngày càng nhiều , cuối cùng nó sẽ huỷ hoại cả công ty và tiền đồ của bạn. Hơn nữa, khi những người công nhân như vậy trở thành lãnh đạo thì vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thói quen sấu này sẽ lan nhanh sang những công nhân vốn làm việc cẩn thận. Vì “sếp” là người cẩu thả thì nhân viên cũng sẽ không yêu cầu nghiêm với bản thân họ, thói xấu này sẽ lan nhanh và thẩm thấu vào từng thành viên trong công ty; tiếp theo là khách hàng sẽ không tin tưởng công ty của bạn. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, bạn sẽ trở thành kẻ thất bại bị đào thải. Do đó bất luận làm việc gì, đều phải tập trung sức lực, làm đến nơi đến chốn. Đồng thời với việc hoàn thành mỹ mãn công việc sẽ bồi dưỡng được thói quen và tính cách tốt.
Tính cách thường vì vận may của một người mà hạn định phạm vi, mọi vận may ở ngoài phạm vi này đều bị tính cách coi là không liên quan đến mình. Một khi đã tạo thành thói quen cũng sẽ tích luỹ vốn quý báu để thành tựu cuộc đời, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp huy hoàng và thành tựu trong tương lai.
Bình là cô gái chu đáo, quan tâm đến các việc nhỏ, làm việc cẩn thận mà được lãnh đạo khen ngợi vì thế mà cô sớm đã thành đạt.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Bình được phân công đến công tác ở Đại sứ quán của Anh quốc ở Hà Nội. Khi phải làm nhịêm vụ trực điện thoại cô không hề ca thán nửa lời, mà cô đã cố gắng làm việc hế khả năng của mình. Cô ghi đầy đủ tên, điện thoại chức danh và tên người nhà của những người làm trong Đại sứ quán; nếu có khách đến cần tìm ai trong Đại sứ quán là cô nhanh chóng tìm được cho họ. Về sau, những nhân viên trong Đại sứ quán đi ra ngoài làm việc nhiều khi không báo cho thư ký của họ, nhưng họ luôn nhớ là phải báo cáo với Bình, phòng khi có chuyện gì thì cô ấy còn báo cho họ. Chính vì tinh thần làm việc tận tình chu đáo mà cô luôn được mọi người trong Đại sứ quán yêu mến. Ngài Đại sứ còn gọi điện đến để khen ngợi cô.
Thành công không phải là ngẫu nhiên, có những thành tựu xem ra rất ngẫu nhiên, nhưng thực tế chúng ta chỉ nhìn thấy biểu tượng của nó mà thôi. Chính phương thức xử lý những việc nhỏ nhặt đã bộc lộ tính tất nhiên của thành công. Cô Bình luôn thành công trong công việc vì thái độ nhiệt tình, không “qua loa đại khái”. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, cô đã không ngừng tích luỹ kinh nghiệm.
Nếu bạn lưu tâm một chút bạn sẽ phát hiện thấy, trong những việc nhỏ nhắt thường có khá nhìêu bí quyết thành công. Không nên sợ phí sức vào những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt. Mỗi lần bạn hoàn thành những công việc đó, nó sẽ khiến bạn trưởng thành lên. Nếu bạn làm tốt những việc đó, thì những việc lớn bạn sẽ giải quyết ổn thoả.
Những việc làm cản trở sự tiến bộ, thườn là những việc nhỏ dễ bị coi nhẹ; tương tự thành tựu cũng được “bắt nguồn” từ những việc nhỏ. Các nhà doanh nghịêp cũng thừa nhận rằng sự thành công của họ cũng đều nhờ những “tiểu tiết”, những việc nhỏ nhặt.
Trích trong cuốn sách: Thói quen quyết định thành bại

Theo Business