Kiểm soát thời gian làm việc của nhân viên – nên hay không?

“ Giám đốc yêu cầu tôi có mặt tại nơi làm việc từ 9 đến 5 giờ” – lời tâm sự của một nhân viên bán hàng rất thành công trong giờ nghỉ lao trong buổi hội thảo tại một công ty thuộc khu Công Nghệ Cao Q9.
“Thực tình tôi rất yêu công việc của mình” – cô ấy tiếp tục nói – “ nhưng tôi phải mất hàng giờ ngồi tại văn phòng, và điều đó khiến tôi không thoải mái
“ Vậy công việc của của cô có thể làm được ở nhà không” – Tôi bèn hỏi
“ Điều đó là chắc chắn”- Cô ấy khẳng định
Không biết các bạn có nhận thấy câu chuyện này quen thuộc với mình hay với những người xung quanh mình? Nhưng tôi tin, sẽ có một lượng lớn câu trả lời là “có”.
Bất chợt nghĩ lại, hầu hết công ty vẫn đặt nặng vấn đề giờ giấc làm việc của nhân viên, về những công việc hằng ngày mà họ phải hoàn thành. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý về kiểm soát nhân viên bằng giá trị lao động họ tạo ra, hơn là số giờ họ bắt buộc có mặt tại công ty?
Diễn giải điều này một cách đơn giản nhất là sự không tin tưởng từ phía công ty dành cho các nhân viên của mình. Họ vẫn bị xem như là “những đứa trẻ”, và cần phải theo dõi chặt chẽ.
Các bạn sẽ lại quay sang tôi và hỏi cách giải quyết? Vâng, có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu từ viêc chuẩn bị sự tin tưởng. Công ty phải tin tưởng vào tố chất và những điều kiện của người được tuyển dụng, quản lý họ dựa trên sự lựa chọn và trách nhiệm, song song với thành quả công việc. Thật vậy, một khi tâm lý nhân viên được thoải mái, được tin tưởng, họ sẽ phát huy hết khả năng của mình.
Điều này được tôi rút ra sau thời gian điều hành công ty của mình. Thời gian đầu chính tôi cũng muốn mọi người phải có mặt tại công ty, tôi đã quan niệm như thế là tối ưu để làm việc cùng nhau, và tất nhiên, nó cũng tiện cho tôi quản lý.
Rắc rối bắt đầu nảy sinh không lâu sau đó. Một nhân viên có 3 đứa con nhỏ, nhà cô ấy lại rất xa công ty. Bởi thế thời gian ngồi văn phòng không giúp ích nhiều cho cô ấy và công ty. Một nhân viên khác gợi ý cho tôi rằng cô ấy có thể làm việc hiện quả nếu ở nhà. Nhưng tôi thì lo ngại cho rằng cô ấy có hàng tấn công việc tại đây cơ mà, liệu mang về nhà cô ấy có đảm đương nổi? Rồi lại có thêm một nhân viên khác đề nghị được ra về sớm, bù lại, anh ấy sẽ đến công ty sớm và đảm bảo hoàn thành công việc của mình. Xét lại bản thân mình, tôi cũng thấy mình thường làm tốt làm việc ở nhà vào sáng sớm, sau đó mới đến văn phòng công ty.
Cứ thế, chúng chịu trách nhiệm với nhau về thành tích chung của công ty. Chúng ta vẫn cố gắng sắp xếp những khoảng thời gian mọi người cùng ở trong văn phòng với nhau, ít nhất là một ngày trong tuần.
Nói đi cũng phải nói lại, có những công việc đòi hỏi phải dành trọn thời gian tại nơi làm việc như công nhân ở các nhà máy, hay nhân viên các cửa hàng bán lẻ. Tuy vậy, công nghệ ngày nay có thể cho chúng ta nhiều phương thức hiện quả khi làm việc tại nhà.
Bạn còn lo ngại? Hãy định nghĩa chính xác về việc cho nhân viên tự do làm việc, đó là khi chúng ta không quan tâm họ làm gì, ở đâu, điều chúng ta cần biết là họ đang làm công việc đó thế nào. Chính cái việc làm như thế nào của họ là một thử thách cho việc kiểm soát của người lãnh đạo. Nếu một anh quản lý chưa nắm hết những phần việc mà nhân viên của anh ta đang làm trong ngày, thì tức là có kẽ hở giữa họ. Khi đó, nhân viên cũng không có động lực để làm hết những việc được giao và anh quản lý kia cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình, đó là theo sát và động viên nhân viên làm việc.
Trong một vài lần cộng tác cùng một số tổ chức, chúng tôi yêu cầu nhân viên mô tả chi tiết một ngày làm việc của họ mà họ cho rằng mang lại hiệu quả và sự hài lòng cao nhất. Sau đó, chúng tôi sắp xếp cho các quản lý gặp từng nhân viên để trao đổi thẳng thắn, nhằm mang lại sự cân đối về sự hài lòng cá nhân và hiệu suất của nhóm làm việc.
Bài học dành cho nhà quản lý hay lãnh đạo không phải là kiểm soát chặt chẽ về cách thức làm việc, nơi chốn làm việc của nhân viên. Hay hơn, đó là mang lại sự tự đo, năng lượng và động viên họ thể hiện tốt nhất con người của họ vào mỗi sáng bắt đầu công việc.
Hay với chính bạn, bạn hãy là một nhân viên tiên phong đề xuất với sếp về đo lường công việc theo giá trị lao động. Biết đâu công việc ấy lại thú vị và mang lại cho bạn sự thoải mái hơn.
Chúc bạn thành công.
Lê Phương

Theo motibee